CÁCH LÀM GIẢM CƠN HO CHO BÉ AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Bé bị ho khó chịu là nỗi lo lắng rất lớn của các bà mẹ khi có con nhỏ. Hãy cùng tham khảo một số cách làm giảm cơn ho cho bé an toàn để con bạn nhanh hết ho và khỏe trở lại nhé!
Hướng dẫn một số cách làm giảm cơn ho cho bé an toàn
1Nguyên nhân và triệu trứng khiến bé bị ho
1. Nguyên nhân ngoại cảnh khiến bé bị ho
+Do ngủ ngay sau khi ăn no.
+ Do trẻ vui chơi chạy nhảy quá nhiều.
+Do trẻ ăn đêm liên tục khiến các cơ suy yếu, miệng trên của da dày không khép lại được làm các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn thanh quản gây ra ho sặc từng cơn.
2.Nhận diện các tác nhân gây ho
– Ho nặng vào buổi sáng; ho kèm sốt có thể do virus. Khi virus xâm nhập, gây đau họng hoặc cảm lạnh thì bé thường ho ra đờm xanh (vàng) trong vài ngày đầu tiên. Cơn ho kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu kèm theo sốt liên tục, gây nôn trớ thì cần đưa bé đi khám sớm.
Nếu triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị, cơn ho sẽ tự khỏi. Bé có thể bị ho do ốm sốt hoặc cảm lạnh. Khi các triệu chứng sốt, cảm lạnh giảm thì cơn ho cũng biến mất theo.
Nên cho bé uống đủ nước (sữa với bé nhũ nhi), nhất là khi trời nóng bức. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng paracetamol. Phần lớn các triệu chứng sẽ giảm sau 4-5 ngày, dù ho nhẹ vẫn tiếp diễn hàng tuần.
Các triệu chứng nặng hơn sau 4-5 ngày thì cần đưa bé đi khám ngay. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng sinh cho bé. Một số trường hợp, sau khi bị nhiễm bệnh, các bé sẽ có “bệnh ho” dai dẳng nhưng thường nhẹ, không xuất hiện vào ban đêm.
– Ho kèm khò khè; ho liên tục, ho khan, ho nhiều vào buổi tối có thể do hen suyễn. Đặc biệt với gia đình có tiền sử hen suyễn.
Bé cần được đi khám ngay. Ho liên tục chứng tỏ hen suyễn ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ và cần điều trị bằng thuốc. Nhiều bé còn được ngăn ngừa và làm dịu cơn hen bằng ống thở hen suyễn.
Khói thuốc lá có ảnh hưởng lớn đến bé bị hen. Những bé có cha mẹ hút thuốc lá bị ho nhiều gấp đôi so với những bé có cha mẹ không hút thuốc.
– Ho sau khi bị nghẹn có thể do vẫn còn dị vật trong cuống phổi (như hạt đỗ). Nếu nghi ngờ điều gì, bạn nên đưa bé đi khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy dị vật bị mắc lại trong người bé.
– Nhiều bé bị ho do sữa trào vào cuống phổi. Nguyên nhân có thể do khả năng phối hợp giữa nuốt và thở kém (có thể do bé được cho bú trong tư thế nằm ngang thời gian dài). Tình hình sẽ được cải thiện khi bé được cho bú trong tư thế đứng người.
2Hướng dẫn một số cách an toàn giảm cơn ho cho bé
1. Cho bé uống mật ong trước giờ đi ngủ
Cho bé uống một thìa cafe mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu những cơn ho đêm, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon.
Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) đã rút ra kết luận kể trên sau khi thử nghiệm trên 105 bé. Kết quả, ở những bé được uống mật ong trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể và bé ngủ ngon, sâu hơn.
Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, mật ong chỉ được dùng khi bé đã trên 1 tuổi.
2. Massage gan bàn chân cho bé
Mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu như dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho bé. Vuốt chầm chậm, nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân. Nếu bé không ho, massage với chút dầu ôliu (có thể thay bằng dầu dừa). Khi bé bị ho, nên sử dụng loại dầu tương tự như Vicks VapoRub (hay dầu cù là) có tinh dầu bạc hà sẽ mang lại tác dụng trị ho cảm khá hiệu quả.
Mẹ có thể massage lần lượt từng chân cho bé hoặc cả hai chân cùng một lúc.
Các bác sĩ cũng đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các mẹ để giữ ấm cho con khi ngủ trong mùa đông: Với bé trên 2 tuổi, nếu sợ bé bị lạnh khi ngủ, do bé hay đạp chăn, mẹ nên dùng dầu Vicks VapoRub thoa trước trên cổ và bả vai của bé. Loại dầu này không làm cho bé bị nóng, mà giúp giữ ấm cho vùng da bé nếu có bị hở lạnh.
3. Vỗ rung long đờm cho bé
Trong trường hợp bé ho có đờm, mẹ có thể cho con uống siro ho long đờm hoặc bằng cách vỗ rung. Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…
4. Sữa
Một số bà mẹ cho con bú nhận thấy rằng sữa mẹ có thể làm dịu họng và chữa ho cho con. Vậy nên, khi bé bị ho, mẹ có thể tăng cường cho trẻ bú mẹ (với những trẻ còn bú mẹ) để trẻ tăng cường chất lỏng vào cơ thể và đẩy ra các vi khuẩn nằm trong phổi của bé.
5. Trà cam thảo
Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bởi vì trà cam thảo cũng có vị ngọt, nên có thể thuận tiện khi dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Cha mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào tuổi của trẻ.
6. Thảo dược
Trộn 4 muỗng canh dầu ô liu và 2 giọt dầu khuynh diệp, cây xô thơm, hương thảo và dầu bạc hà vào một cái bát. Xoa hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ. Điều này sẽ giảm bớt ho và làm dịu đường hô hấp của bé.
7. Tắm
Tắm nước ấm có thể giúp nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé và giúp bé bình tĩnh hơn. Thêm một vài giọt dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm cũng có thể làm thồn đường hô hấp của bé để giảm bớt ho.
8. Giữ ẩm
Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm bụi trong không khí và làm cho bé thoải mái hơn. Lấy tinh dầu thảo dược, như bạch đàn và cây hương thảo, xoa lên trên ngực của bé và bật máy tạo độ ẩm qua đêm cho kết quả tối ưu.
9. Húng chanh và quất
Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
10. Lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
11. Hoa hồng bạch
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
1. Giữ môi trường bé ở sạch sẽ, thoáng khí. Trong thời tiết hanh khô như lúc giao mùa thu đông nên dùng máy tạo độ ẩm để giảm bụi trong không khí, làm bé thoải mái hơn. Mẹ có thể dùng các loại tinh dầu như tinh dầu tràm, thảo dược xoa lên ngực bé và bật máy tạo độ ẩm qua đêm sẽ cho kết quả khả quan.
2. Tăng cường cho trẻ bú mẹ nếu bé còn đang tuổi bú. Sữa mẹ ấm và là chất lỏng tự nhiên, có thể làm dịu họng đồng thời tăng cường chất lỏng vào cơ thể để trẻ dễ dàng đẩy các vi khuẩn theo đàm ra hơn.
3. Rửa mũi họng, vỗ lưng cho trẻ. Đây là bước điều trị có thể được coi là quan trọng số 1 với đa số các trẻ bị các bệnh về hô hấp. Nó cũng có tác dụng quan trọng trong giai đoạn trị ho long đàm sau bệnh của trẻ. Bố mẹ giữ bé ngồi thẳng hoặc nằm nghiêng trên đùi, khum bàn tay lại vỗ vào lưng con trước và sau khi rửa mũi họng. Không thao tác vỗ khi trẻ đang cơn ho.
4. Giữ cho đầu bé cao hơn. Kê thêm gối để phẩn trên của bé cao hơn. Tư thế này nhằm giúp bé có thể thở dễ hơn. Với các bé nhỏ dưới một tuổi thì gối nên đặt ở dưới đệm để nâng cao cả vùng đầu.
5. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước giúp trẻ dịu họng và giảm ho. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả làm loãng đàm tương đương với việc sử dụng thuốc long đàm, lại an toàn, không làm trẻ sợ hãi, phản ứng. Tránh cho trẻ đang ho dùng nước cam vì có thể gây sưng vùng họng nếu trẻ có tổn thương do ho.
6. Đi tất cho trẻ. Buổi tối trước khi cho trẻ đi ngủ, bố mẹ dùng dầu ấm xoa vào lòng bàn chân, sau đó dùng cùi tay xoa mạnh nhiều vòng quanh vùng huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân rồi đi tất vào cho trẻ. Đây là một bài trong Đông y, được đánh giá là có hiệu quả kỳ diệu. Thường chỉ ba đến năm đêm là trẻ giảm rồi dứt hẳn ho, có những trường hợp có công dụng ngay đêm đầu tiên.
7. Nếu bé bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:
– Bé lớn: hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Xì mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, xì mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.
– Bé nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi bé. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.
4Những điều không nên làm
– Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho bé, rất nguy hiểm.
– Dùng miệng để hút mũi bé vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.
– Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi bé.
Có một số giải pháp đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn thường được các bác sỹ hướng dẫn các bà mẹ thực hiện sau khi con được điều trị tích cực bệnh như sau:
Ngoài cách sử dụng các bài thuốc dân gian, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ ít nhất là một giờ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Các bố mẹ cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
Chú ý khi đi ngủ, nên kê cao gối cho bé, đầu và vai cao hơn thân để ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và hôn nhiều hơn.
Còn trường hợp con bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng dễ tiêu hóa, hạn chế ăn các loại thức ăn dễ kích thích như tôm, cua, ghẹ ….
Tránh xa bé khỏi môi trường ô nhiễm như môi trường nhiều khói thuốc lá, bụi đường. Các trường hợp bé ho nhiều kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mệ nên đưa con đến khám bác sỹ. Không tự ý sủ dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
(ST)