Chè khúc bạch từ lâu đã là món chè ngon khiến rất nhiều người yêu thích vì cái vị ngọt thanh của nước đường, vị beo béo của viên khúc bạch đủ màu, đủ vị, phối hợp thêm các loại trái cây nhiệt đới gió mùa nhiều sắc tố như nhãn, dâu, vải, dưa hấu … Sự phối hợp tuyệt vời và hoàn hảo nhất của các nguyên vật liệu làm cho món chè trở nên thơm ngon, mê hoặc hơn. Món chè này không những vừa dễ nấu, dễ ăn mà còn hoàn toàn có thể dữ gìn và bảo vệ lâu nữa .
Nếu muốn nấu chè khúc bạch béo thơm, ngon lành ngay tại nhà thì chỉ cần làm theo hướng dẫn chi tiết cụ thể của Bếp cô Minh .
Nếu muốn nấu chè khúc bạch béo thơm, ngon lành ngay tại nhà thì chỉ cần làm theo hướng dẫn chi tiết cụ thể của Bếp cô Minh .
I. Nguyên liệu
- Sữa tươi: 700ml
- Whipping cream: 300ml
- Đường cát: 300g
- Gelatine: 50g
- Bột rau câu: 5g
- Nhãn tươi: 250g
- Bột trà xanh: 5g
- Hạnh nhân lát: 50g
- Phô mai: 150g
- 1 nhánh lá dứa
- Nước lọc
II. Cách thực hiện
1. Chuẩn bị nguyên liệu phần khúc bạch:
- Cho sữa tươi, bột rau câu vào nồi, khuấy đều cho bột rau câu tan hết. Để hỗn hợp nghỉ 10 phút cho bột rau câu nở hoàn toàn.
- Ngâm gelatin: Tỷ lệ 1 gelatin : 4 nước. Nếu muốn làm ít hay nhiều thì chỉ cần thay đổi theo tỷ lệ này. Với công thức ở trên, tỷ lệ là 50g Gelatin : 200ml nước lọc. Khuấy đều sẽ được hỗn hợp dẻo, sệt, hơi trong. Nên dùng nước lạnh khoảng 20 độ C (mát) để khuấy bột gelatin. Không dùng nước nóng để hòa tan gelatine vì sẽ làm mất khả năng kết dính, đông đặc của nó.
- Phô mai: để nhiệt độ phòng hoặc chưng cách thuỷ cho mềm, tán nhuyễn. Có thể thay phô mai bằng cream cheese để tăng vị béo.
2. Nấu khúc bạch:
- Nấu hỗn hợp sữa và bột rau câu ở lửa vừa, khuấy liên tục để bột rau câu hòa tan với sữa, không lắng dưới đáy nồi, dễ bị khét. Khi hỗn hợp sữa ấm, cho phô mai đã tán nhuyễn vào nấu, khuấy đều tay để hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Lúc này hạ lửa nhỏ nhất để hỗn hợp không bị tách sữa.
- Khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì cho tiếp 50g đường và gelatin vào nồi, vẫn khuấy đều. Hỗn hợp sôi lại thì tắt bếp liền. Không nấu sữa sôi quá lâu hoặc lửa quá to sẽ làm giảm chất lượng sữa. Cuối cùng cho whipping cream vào hỗn hợp, quậy đều.
3. Đổ khuôn:
- Khúc bạch màu trắng: Cho ½ hỗn hợp vào khuôn để làm thạch màu trắng. Lưu ý là mình sẽ đổ qua rây lỗ nhỏ nhất để chắc chắn hỗn hợp của mình thật mịn khi đông lại.
- Khúc bạch màu xanh: ½ hỗn hợp còn lại, cho vào 5g bột trà xanh để tạo màu xanh. Sau đó đổ khuôn như màu trắng và để nguội.
- Sau khi khúc bạch nguội hoàn toàn, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Cắt khối vuông theo ý thích khi ăn.
4. Nấu nước đường:
- Đun 800ml nước với 1 nhánh lá dứa cho sôi, sau đó cho 250g đường vào, không khuấy mà để lửa nhỏ cho đường tự tan hoàn toàn thì tắt bếp. Để hỗn hợp nước đường nguội. Có thể dùng đường phèn hay đường cát tùy thích, khi dùng đường phèn thì nhớ vớt các sợi chỉ (nếu có).
5. Trái cây
- Nhãn: lột bỏ vỏ, tách hạt. Có thể thay bằng vải, dâu, mít hay trái cây khác tùy theo sở thích.
- Hạnh nhân lát: rang hoặc bỏ vào lò nướng đến khi hạnh nhân có mùi thơm, vàng đều. Nếu không mua được hạnh nhân, có thể thay bằng đậu phộng.
III. Yêu cầu thành phẩm
- Các viên khúc bạch mềm mịn, không bị cứng, không bể, không bị nhão.
- Nước đường trong, không quá ngọt.
IV. Mách nhỏ
- Món này nước đường phải thật nguội thì mới dùng được. Nếu cho các viên khúc bạch vào khi nước đường còn nóng sẽ làm vỡ cấu trúc của viên khúc bạch gây đục nước.
- Bảo quản tủ lạnh được một tuần.
- Gelatin có bán ở các tiệm chuyên bán nguyên phụ liệu làm bánh, siêu thị hoặc tìm mua ở các shop online.
Chúc cả nhà thực hiện thành công!
Để xem video hướng dẫn chi tiết, truy cập link:
Như vậy cachlam.org đã chia sẻ với bạn bài viết Chè khúc bạch – Bếp Cô Minh. Hy vọng bạn đã có được 1 cách làm hay và chúc bạn có được nhiều thành công trong cuộc sống hơn nữa!
Xem thêm các hướng dẫn và mẹo vặt hay: https://cachlam.org/huong-dan