CÁCH LÀM GIẢM CĂNG THẲNG TRƯỚC KHI THI HIỆU QUẢ NHẤT
1. Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị căng thẳng
– Khi ôn thi, bạn phát hiện rất nhiều thứ khiến tôi xao lãng, mất tập trung
– Cho dù có học hành chăm chỉ thế nào thì chắc mình vẫn làm bài rất dở
– Khi đi thi, bạn có những cảm giác rất khó chịu như đổ mồ hôi tay, đau bụng, đau đầu, khó thở, căng cơ.
– Khi đi thi, tôi gặp khó khăn trong việc hiểu rõ yêu cầu đề bài
– Khi làm bài, bạn gặp khó khăn trong việc sắp xếp ý nghĩ của bản thân
– Khi làm bài, bạn thường xuyên quên mất những gì đã ôn tập
– Khi đi thi, đầu óc bạn cứ vơ vẩn những chuyện đâu đâu
– Điểm thi của bạn bao giờ cũng thấp hơn điểm bài tập giao về nhà
– Sau khi thi, bạn lại nhớ ra những gì tôi không thể nhớ ra trong phòng thi
2. Cách giảm căng thẳng trước khi thi
Cách tốt nhất để giảm sự lo lắng là các bạn hãy chuẩn bị thật kĩ càng cho kì thi. Hãy dành ra một vài ngày hay một vài tuần để ôn tập trước khi thi, ngày nào cũng ôn tập lại những kiến thức đã học cho thật nhuần nhuyễn.
Không suy nghĩ quá nhiều về vấn đề thi cử
Sợ thất bại trong thi cử, suy nghĩ tiêu cực khiến các bạn không còn yêu thích học tập mà chỉ coi đó là trách nhiệm. Không nên quá đặt nặng chuyện thành bại, bình tĩnh, tự tin để đầu óc luôn tỉnh táo và lĩnh hội tốt kiến thức. Nhiều bạn suy nghĩ qua nhiều đến nỗi khiến bản thân thấy gượng ép, tâm trạng lúc nào cũng căng thẳng, vô tình lại dẫn đến tâm lí tiêu cực, chán nản và luôn hoài nghi về bản thân. Điều cần làm lúc này là vứt bỏ những thứ lan man, tiêu cực khỏi đầu và không nghĩ về một vấn đề quá nhiều.
Không phải hối hận điều gì một khi đã cố gắng hết sức
Bạn đã dành hết công sức và tâm trí cho kỳ thi sắp tới nên đừng căng thẳng hay sợ hãi quá nhé. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong kỳ thi sắp tới.
Mọi người đều có chung tâm trạng như bạn
Bạn thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí không còn tự tin vào bản thân. Nhưng đó là tâm lí chung của rất nhiều những bạn cùng trang lứa khác trong giai đoạn này. Có thể họ không thể hiện ra nhưng chắc chắn tất cả đều có chung một suy nghĩ, một cảm giác khi lần đầu tiên phải vượt qua kì thi quan trọng đầu đời. Đây là những diễn biến tâm lí hết sức bình thường nhưng đừng nên để cảm xúc chi phối bản thân quá nhiều, vì nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ một cách tiêu cực.
Hãy coi như đây là một trải nghiệm thú vị
Hãy nghĩ đây là một trải nghiệm mới trong đời và là điều tất yếu mà ta phải trải qua. Đây là khi bạn sẽ phải chịu một chút áp lực từ gia đình, từ chính bản thân về những mục tiêu mình đã đề ra. Những điều mà đôi khi ta nghĩ là khó khăn sẽ có lúc lại trở thành những kinh nghiệm sống bổ ích, những trải nghiệm thú vị. Hãy coi kì thi Đại học trước mắt bạn là một thử thách nho nhỏ trong cuộc sống, để qua đó bạn học hỏi được nhiều hơn.
Nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của mình
Thi Đại học là một kì thi có tính loại trừ cao, hơn ai hết bạn phải là người nắm rõ những điểm mạnh và hạn chế của mình trong từng môn học, cũng như chọn trường phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn giảm áp lực, tự tin hơn
Hãy tin vào bản thân
Một điều nguy hiểm đó là khi bạn luôn bị dao động bởi ý kiến xung quanh, nó sẽ khiến bạn mất phương hướng và mất niềm tin với những gì mình đã lựa chọn. Nhưng sự thực là chính bản thân bạn mới hiểu rõ mình muốn gì nhất, hãy làm đúng những gì mình muốn, đến lúc đó bạn sẽ cảm thấy thêm tự tin và động lực để vượt qua bất cứ điều gì.
3. Cách chuẩn bị tâm lý trước kỳ thi giảm căng thẳng
– Giữ thái độ lạc quan khi ôn tập và tham dự vào kỳ thi. Hãy luôn tự nhủ rằng bạn có thể làm tốt.
– Vận động đôi chút những ngày trước khi thi sẽ giúp bạn tránh được căng cơ và giải toả những cẳng thẳng do việc học thi gây ra.
– Đêm trước ngày thi, một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tỉnh táo và sẵn sàng đón nhận thử thách của kỳ thi.
– Đến trường thi sớm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái vì không phải căng thẳng do tắc đường và lo lắng mình sẽ đến muộn.
– Đọc hướng dẫn và yêu cầu đề bài một cách từ tốn và kỹ lưỡng.
– Đọc qua đề một lượt để biết rằng mình sẽ phải làm gì và từ đó phân bổ thời gian làm từng phần hợp lý hơn.
– Viết những công thức, khái niệm, chi tiết hoặc những từ khoá quan trọng ra một chỗ riêng trong nháp. Bạn sẽ không quên chúng khi bắt tay vào làm bài.
– Giải quyết những câu hỏi dễ trước sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin vào bản thân và sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi khó hơn.
– Đừng quan tâm đến việc các thí sinh khác làm bài nhanh như thế nào, và tuyệt đối không cố gắng thảo luận với họ. Không phải lúc nào những người làm bài nhanh chóng cũng thu được kết quả chính xác. Bởi vậy, hãy trung vào bài của mình vì bạn là người có toàn quyền quyết định bài làm của mình sẽ tốt hay không.
– Nếu gặp câu hỏi nào quá khó, hãy đánh dấu, bỏ qua và tiếp tục làm những câu tiếp theo. Bạn có thể quay lại giải quyết chúng khi đã chắc chắn ghi điểm ở những câu dễ hơn.
– Tập trung chú ý vào đề thi trong tay bạn, không để đầu óc phân tán mất tập trung. Sau khi thi xong bạn còn rất nhiều thời gian để nghĩ đến chúng.
(ST)