CÁCH CHỮA BỆNH DỊ ỨNG THỜI TIẾT DA NỔI MẨN NGỨA
Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng cơ địa da của bạn không thích ứng kịp gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết ngứa nổi mẩn đỏ khiến bạn khó chịu lo lắng mất tự tin. Vài bài thuốc dân gian dưới đây sẽ giúp bạn. Đây là những bìa thuốc được nhiều người áp dụng hiệu quả.
Những bài thuốc dân gian chữa khỏi bệnh dị ứng thời tiết
1Lau người bằng nước lá lốt đặc
Thời tiết thay đổi bạn hay bị dị ứng ngứa hay mẩn đỏ. Dùng cách tắm nước lá lốt để chữa bệnh. Lá lốt rủa sạch cho vào đun lên lấy nước lá lốt đặc. Dùng khăn ấm lau nước lá lốt vào những vùng da bị mẩn đó
Một ngày tôi cố gắng làm như vậy vài lần. Ngoài ra cũng kết hợp với việc uống thuốc giải độc cơ thể. Bởi lẽ, nhiều khi những vết nổi mẩn hoành hành là do gan lọc chất độc kém, hoặc do cơ thể bị nhiễm độc.
Cứ như vậy vài ngày là khỏi hẳn.
Trong lá lốt có chứa kháng sinh tự nhiên, giúp da dẻ nhanh chóng mịn màng trở lại.
2Bài thuốc nam chữa khỏi dị ứng nổi tiếng của bà cụ Chuyền
Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi:
Trẻ em từ sơ sinh dưới 10 tuổi
Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g.
Bài thuốc của người lớn
Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được) ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.
Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ,bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất.
Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức; trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.
Để nhanh khỏi có thể sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.
Cách sử dụng như sau:
Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.
Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày. Lưu ý là không được để thuốc qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng
Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc thì tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.
Để bài thuốc thêm hiệu quả người bệnh phải kiêng ra gió; tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải tắm nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà.
Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.
(ST)