CÁCH LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
Có một vườn rau xanh mướt với đầy đủ cách loại tại nhà thật vô cùng thích thú. Vườn rau này sẽ là thú vui bất tận của bạn khi được tự tay tưới nước, bón phân chăm sóc chúng lớn lên. Hãy tận dụng những thùng xốp, vỏ chai…để làm thành vườn rau tại nhà bạn nhé!
Hướng dẫn cách làm vườn rau tại nhà
1. Vì sao nên trồng rau tại nhà?
Bắt đầu trồng một vườn rau tại nhà là cách dễ dàng để bạn tiết kiệm tiền. Bạn chỉ phải bỏ ra vài chục nghìn mua cây giống, ví dụ như cây cà chua non, khi hết vụ, bạn có thể thu hoạch được 4 – 5 kg cà chua tươi trên mỗi cây.
Nó cũng mang lại cho bạn niềm vui khi thưởng thức những trái cà chua tươi chín cây tuyệt ngon từ chính khu vườn của mình. Hầu hết các trường hợp, hương vị và chất lượng của các loại cây bạn trồng tốt hơn rất nhiều lần so với khi mua tại cửa hàng hay ngoài chợ.
Thêm vào đó, việc trồng vườn cũng rất vui. Nó là cách tuyệt vời để dành thời gian với gia đình hoặc có một nơi để tìm đến và dành thời gian làm việc dưới ánh mặt trời.
Thực tế, làm vườn trồng rau dễ hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Nếu bạn trồng đúng cách, bạn có thể thưởng thức một vườn đẹp với đầy các loại quả chính mọng, tươi ngon mà không phải bỏ ra hàng giờ liền để chăm sóc nó. Rau củ và hoa là người bạn đồng hành tự nhiên. Và bộ đôi này có thể biển một khu đất chướng mắt trở nên hấp dẫn hơn.
2. Quyết định trồng cây gì?
Cách tốt nhất là bạn nên chọn quy mô nhỏ cho khu vườn đầu tiên của mình. Rất nhiều người trồng vườn quá háo hức khi bắt đầu một mùa vụ và trồng nhiều hơn nhu cầu của họ. Khi vụ thu hoạch đến, thực phẩm bị lãng phí.
Vì thế, đầu tiên, hãy tính toán xem gia đình bạn có thể ăn hết bao nhiêu thực phẩm. Luôn nhớ rằng các loại cây thực vật như cà chua, ớt, và bí có thể trồng quanh năm. Vì thế, bạn không cần trồng quá nhiều một lúc. Một số loại cây khác như cà rốt, củ cải và ngô chỉ có một vụ trong năm, bạn nên trồng nhiều hơn một chút.
3. Tính toán diện tích
Nếu bạn biết mình muốn trồng cây gì, bạn có thể tính toán được khu vườn của bạn cần một diện tích ra sao. Đừng quên rằng, trong lần đầu tiên, bạn chỉ bắt đầu với một khu vườn nhỏ. Nếu bạn chọn cách trồng rau trong những chiếc chậu, bạn chỉ cần đặt chúng trên bàn hoặc ban-con,… có rất nhiều không gian trong nhà để bạn lựa chọn.
Trên thực thế, chăm sóc tốt một khu vườn nhỏ dưới 3mx3m thôi bạn cũng có thể thu hoạch được rất nhiều thực phẩm.
4. Tận dụng không gian
Một góc sân nhỏ, ban công, hiên nhà hay sân thượng đều có thể trở thành một vườn rau tươi tốt. Chỉ cần khéo léo bố trí những chậu rau là bạn đã sở hữu một mảnh vườn đẹp, tăng thêm giá trị cho không gian sống. Một góc nhỏ trên sân thượng cũng có thể tạo thành vườn rau xinh xắn.
2 Bài trí có tổ chức
Mỗi một loại cây rau bạn nên trồng riêng vào từng chậu nhỏ. Những chiếc chậu này vẫn sẽ tạo nên phong cách riêng cho ngoại thất nhờ việc sắp xếp có tổ chức và thẩm mỹ. Treo những chậu rau lên tường cũng là một ý tưởng thú vị Nếu nhà bạn không sở hữu mảnh sân rộng, bạn chỉ nên trồng những loại rau thơm như bạc hà, húng tây, rau mùi… để không gian trở nên thông thoáng hơn. Hãy chắc chắn rằng, bạn sẽ dành chút thời gian buổi sáng trước khi đi làm để tưới cây và nhổ cỏ cho những chậu rau nhà mình.
3 Tận dụng đồ tái chế
Khi mảnh sân có diện tích khiêm tốn, việc đặt những loại cây rau dọc lối đi sẽ khiến không gian này trở nên chật chội. Một giải pháp cho những mảnh sân trong trường hợp này đó là tận dụng những vật cũ kỹ như khay đựng thức ăn, xô nhôm, chậu nhựa hoặc giỏ mây… làm nơi gieo trồng. Sử dụng móc xích hoặc dây thép để treo những chiếc chậu, giỏ cây này lên trên hiên nhà, ngang tầm mắt. Tận dụng vỏ chai nước ngọt làm thành vườn treo để trồng rau gia vị dọc tường nhà đúng là một ý tưởng sáng tạo.
4 Tạo vườn trên sân gạch
Khi mảnh sân nhà bạn đã được lát gạch cẩn thận, bạn có thể sử dụng những chậu nhôm (hoặc chậu nhựa) to, đổ đất vào và trồng những loại cây mà bạn thích. Một khu vườn nhiều màu sắc của những loại cây rau sẽ giúp không gian ngoài trời nhà bạn thêm đẹp hơn. Bạn hãy đục những lỗ nhỏ dưới đáy hộp để khi tưới nước, lượng nước thừa sẽ thoát ra ngoài giúp cây không bị úng…
5. Yếu tố ngoại cảnh khi phát triển vườn rau sạch
Việc trồng rau trong nhà cũng khá đơn giản, vì điều kiện trong nhà giúp rau xanh tránh được nhiều sâu bệnh, sương giá, cỏ dại, gió mạnh và nhiều sinh vật muốn dùng rau làm bữa ăn. Tuy nhiên bạn nên chú ý đến một số yếu tố ngoại cảnh sau:
Ánh sáng: Lựa chọn vị trí thích hợp trong ngôi nhà của bạn, nơi có thật nhiều ánh nắng, càng nhiều càng tốt, ít nhất có khoảng 6-8 giờ được mặt trời chiếu sáng trực tiếp trong ngày, độ chiếu sáng cần thiết trên 400 lux. Bạn có thể chọn vườn rau là sân thượng, ban công hoặc một căn phòng có cửa phía đông hoặc phía tây thì thích hợp nhất. Nêu xoay các chậu rau 180º mỗi ngày để cây nhận được ánh sáng đầy đủ từ các hướng. Rau cải được biết là loài thảo mộc phát triễn nhanh chống dưới ánh nắng đầy đủ hoặc ánh đèn huỳnh quang, nó không giống như cây cảnh, nên phải chú ý đến chúng mỗi ngày.
Nước: Rau cải nói chung điều có nhu cầu nước tưới trung bình, đất phải ẩm nhưng không được sũng nước, ngập úng. Khi dư nước, cây dễ bị bệnh thối rữa, vàng lá và có thể chết. Tưới nước 2 lần một ngày vào sáng sớm và chiều tối. Có thể tưới nước mưa, nước cất, nước lọc cho cây, nêu sử dụng nước sinh hoạt thì phải để bay hơi chất diệt khuẩn (clo, flo) trước khi tưới cho cây.
Đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm: Các loại đất trồng cây thông thường, giàu dinh dưỡng, tơi xốp thoáng khí, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt. Nhiệt độ từ 25ºC-30ºC. Độ ẩm khoảng 60-70% Rh.
6. Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà
1. Kĩ thuật chọn giống
Khi bạn bắt đầu công việc chọn giống, có thể bạn sẽ nhận ra rằng các lựa chọn cho một vườn rau thực sự là vô tận. Có tới hàng ngàn các giống thực vật khác nhau, ngay cả cà chua thôi cũng có nhiều loại lắm rồi. Khi chọn giống, bạn hãy thật chú ý tới những mô tả, chỉ dẫn trong cửa hàng hoặc trên nhãn, bao bì. Mỗi loại khác nhau sẽ có sự khác biết nho nhỏ. Một số giống cây nhỏ thích hợp trồng trong khu vườn nhỏ hoặc trong chậu. Một số giống cây khác có khả năng kháng bệnh tốt, tăng năng suất, dễ dàng thích nghi với thời tiết và nhiều ưu điểm tốt sẽ rất phù hợp trồng trong khu vườn lớn.
Chỉ cần dành vài ba phút để nghĩ về loài rau củ yêu thích, bạn dễ dàng liệt kê ra một danh sách dài những cái tên hấp dẫn của chúng. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là hãy thu hẹp sự lựa chọn lại trong khoảng 2 – 3 giống cây mỗi lần sẽ mang tới nhiều hứa hẹn hơn. Bằng cách này, nếu một giống cây không phát triển tốt, bạn sẽ có một loại khác để thay thế. Năm sau, bạn tiếp tục trồng những giống cây tốt và thử thêm cả những giống cây mới.
2. Ngâm ủ hạt giống trước khi gieo
Để giúp hạt giống rau đủ độ ẩm nẩy mầm thì rất cần công đoạn ngâm hạt trong thời gian 6-10 giờ sau đó đem ủ lại trong lớp khăn ướt trong thời gian 1-2 ngày, khi thấy hạt vừa nức vỏ thì mới bắt đầu trồng vào chậu đất. Vì thời tiết Việt Nam khá nóng do sự thay đổi của khí hậu, nên chỉ gieo hạt và tưới nước không đảm bảo ẩm độ cho sự nẩy mầm. Sự ngâm ủ hạt giống trước khi gieo sẽ đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm tốt nhất. Hạt giống rau ăn lá như rau dền, rau cải các loại tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.
3. Chọn đất trồng rau phù hợp
Đôi khi người trồng rau chỉ mua hạt giống và tận dụng đất sẵn có tại nhà để trồng rau.Thật ra đất đã sử dụng lâu ngày thường bị chai cứng, ít dưỡng chất cần thiết cho rau. Mặt khác rau là loài cây có bộ rễ ăn cạn trên lớp mặt từ 5-12 cm, nếu đất không giữ ẩm tốt thì rau rất khó phát triển, cây rau cũng sẽ lên nhưng hay bị còi cọc lá nhỏ dần.
4. Chăm sóc rau xanh hiệu quả
Khi hạt nảy mầm mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Tốt nhất là tưới vào sáng sớm, Khi cây được 3 – 4 lá thì nhổ hết tất cả (đối với rau cải). Sau đó sang phẳng đất lại.
Chọn những cây to khỏe để trồng lại. Đối với rau ăn cây lớn thì trồng với khoảng cách 10 x 10cm. Đối với rau ăn non thì trồng theo hàng. Hàng cách hàng 10cm, cây cách cây 3 cm. Đối với rau dền, rau mồng tơi rau muống … cũng không có gì khó. Mật độ dày hay thưa là do chúng ta gieo nhiều hạt giống hay ít hạt giống và theo nhu cầu của người trồng thu hoạch cây con hay cây lớn. Nếu chúng ta thu hoạch cây con thì mật độ trồng sẽ dày hơn, nếu ta muốn để rau lớn hơn nữa thì sau khi trồng 7-10 ngày ta nên tỉa bớt cây con để khay rau có độ thông thoáng hơn, đối với rau dền, rau muống, mồng tơi chúng ta nên gieo thẳng hạt. Các loại rau thơm như: húng quế, tía tô, kinh giới… khi được 20-30 ngày tuổi có thể bấng trồng ra các chậu riêng (1-2 cây/chậu) cây sẽ nhanh lớn, bấm ngọn, bón thêm phân, tưới đủ ẩm để cây phân nhiều cành và thu hái ngọn, lá được lâu hơn (từ 6 tháng đến 1 năm)
Khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ, phân NPK bón cho cây rau, không nên sử dụng phân hóa học, thuốc tăng trưởng vì chúng có thể gây ngộ độc cho trẻ em và làm ô nhiễm không gian sống của bạn. Thực hiện theo đúng chỉ dẫn trên bao bì, không nên bón nhiều phân bón hơn so với nhu cầu của cây, điều này có thể làm giảm năng suất cây trồng.
5. Tái sử dụng đất trồng
Về lý thuyết là đất trồng rau có thể sử dụng được nhiều lần, tuy nhiên do còn tồn dư một phần rễ rau sót lại sẽ là mầm bệnh tồn dư cho lứa trồng rau lần sau. Để có thể tái sử dụng lại đất sau khi thu hoạch nên nhặt hết lá rễ thừa còn phía dưới, xong đem trải mỏng phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 4-5 ngày cho tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó trộn thêm đất dinh dưỡng hay phân trùn quế với tỷ lệ 1:1 rồi đem trồng lại rau mới. Tuy vậy, bạn không nên tái sử dụng quá nhiều lần dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần sau.
6. Lưu ý lượng nước tưới rau
Rau trồng tại nhà có nhu cầu nước rất cao, nếu mùa nắng gắt như hiện nay thì phải tưới 2 lần trong ngày, trường hợp rau còn nhỏ hay khi vừa mới trồng sang chậu thì cần che bớt ánh nắng gắt lúc giữa trưa giúp rau không bị héo lá.
Ngược lại khi mưa bão kéo dài, thời tiết trở lạnh đột ngột thì rau rất dễ nhiễm bệnh do nước mưa làm dập lá rau, hay nước dư thừa dẫn đến làm hư thối rễ rau. Nên có biện pháp che không cho nước mưa rơi trực tiếp xuống chậu rau, có thể phun thêm phân bón lá vitamin và vi lượng tăng đề kháng cho rau trồng.
7. Cách thu hoạch rau trồng
Đối với loại rau có thể thu hoạch nhiều lần như mồng tơi, rau muống thì sau 30-35 ngày sau khi gieo hạt thu hái phần ngọn non, tiếp tục bón phân, chăm sóc để thu hái các lứa tiếp theo 5-7 ngày sau đó. Khi cắt rau nên dùng dao hay kéo bén cắt rau không làm dập thân nhánh thì cây rau sẽ cho lại nhánh mới. Nếu trồng các loại cải nên nhổ cả cây tỉa thưa ăn dần, các cây cải còn lại sẽ nhanh lớn hơn do không bị canh tranh dinh dưỡng. Sau mỗi đợt nhổ hay cắt rau thu hoạch nên bổ sung phân vô cơ và hữu cơ ( phân trùn quế) để rau trồng mau mọc thêm nhánh lá mới.
Các loại rau thu hoạch 1 lần như: rau mùi (ngò rí), thì là: 40-45 ngày sau gieo có thể thu hái để sử dụng. Thu hết thì đem giá thể phơi khô, trộn thêm đất hoặc giá thể mới để trồng lại lứa khác.
Những loại rau xanh có thể trồng trong nhà
Bạn có thể dễ dàng trồng các loại rau non, gia vị quanh ngôi nhà của bạn.
Rau thơm: tía tô, kinh giới, thì là, húng quế, húng chó, ngò rí, rau râm…
Rau mầm: cải xanh, cải ngọt, cảnh bẹ xanh, cải thảo, cải củ, đậu xanh, rau muống, mồng tơi…
Rau củ: nghệ, gừng, riềng…
Dây leo: Bầu, bí, mướp, khổ qua, đậu Hà Lan…
Một số loại cây khác: chanh, ớt, cà chua, hành lá.
(ST)