CÁCH LÀM THỊT RẮN ĐỂ NGÂM RƯỢU THUỐC
Rượu rắn bổ dưỡng và chữa đươc rất nhiều bệnh nan y. Sau đây cachlam.org hướng dẫn bạn cách làm thịt rắn và một số cách ngâm rượu rắn để uống chữa bệnh hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!
Hướng dẫn một số cách làm thịt rắn ngâm rượu uống
Các bước làm thịt rắn trước khi ngâm rượu
Trước khi chế biến rắn, không để nọc rắn gây nguy hiểm đến tính mạng của người trực tiếp chế biến và người sử dụng, không để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh.
Bước 1: Cắt tiết rắn
Chuẩn bị rượu và phải chọn đúng tia máu hồng trên cổ con rắn mà cắt (chớ có chọn tia màu tím). Khi cắt thấy máu hồng chảy sè sè loang lưng chén rượu là đạt yêu cầu.
Bước 2: Lột da rắn:
Cho Rắn vào chậu dội nước sôi, bóp phía ngoài nghe tiếng ràu ràu tróc vỏ là dìm túi Rắn sang nước lạnh cho dễ lột da.Sau đó cho rắn ra tuốt da rắn và moi ruột rắn thật khéo léo lấy mật rắn để riêng ra bát
Bước 3: Sơ chế rắn hết mùi tanh:
Bạn dùng nửa cân gừng giã nhỏ ngâm rắn chừng nửa giờ. Vớt Rắn ra, dùng giấy bản vuốt sạch, lau khô. Sau đố ta dí mũi vào con rắn sống và ngửi mùi nếu không còn mùi tanh và thấy cũng chỉ thấy toàn mùi rượu và mùi gừng là được.
Cách ngâm rượu rắn tươi
Khi xếp Rắn vào bình thủy tinh xếp con Hổ Mang dưới,thay Cạp Nong giữa và trên cùng là con Rắn Ráo.Ba cái mật Rắn chế ra rượu ngân riêng tới khi chiết được rượu Rắn ra thì trộn vào cho đều khắp rồi đóng rượu vào từng chai dùng dần.
Cách ngâm rượu rắn sấy khô
Ngâm rắn thành bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ. Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm 5 con rắn khác: 1 con rắn lục, 1 con rắn bông súng, 1 con rắn ri cá, 1 con ri ròi, 1 con rắn bồng.
+ Lột da mổ bỏ ruột, có người chặt bỏ đầu đuôi (hoặc để cả con cũng được), rửa bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch
+ Chặt từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng tán nhỏ ngâm với rượu 40o theo tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu, thời gian từ 15 ngày trở lên là được.
Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml,
Ngâm rượu rắn với thuốc Bắc
- Rắn 1 bộ,
- Thiên niên kiện 100g,
- Cẩu tích 100g,
- Huyết giác 100g,
- Ngũ gia bì 100g,
- Hà thủ ô đỏ 100g,
- Kê huyết đằng 180g,
- Trần bì 30g,
- Tiểu hồi 20g,
- Quế chi 10g,
- Rượu 40o vừa đủ 10 lít.
- 1 bình thủy tinh y tế thì càng tốt khoảng 10;15L.
- Rượu đế nếp , nước nhất khoảng 45 độ cồn với số lượng tương đương bình ngâm.
- Cách ngâm: So chế làm thịt rắn giống như trên. Sau đó đổ rượu vào ngâm tiếp, 1 năm sau pha 1/10 với đế (Để ngoài 1 năm thứ này luôn) uống chữa bệnh đạu lưng rất hiệu quả.
Cách dùng rượu rắn: Rượu rắn có màu nâu thẫm, mùi thơm vị đậm hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng rượu rắn cho phụ nữ có thai.
Tham khảo thêm công dụng của rượu rắn
Theo Y Học Cổ Truyền thì thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.
Rắn cung cấp nhiều bộ phận làm thuốc: thịt, mật, nọc, xác lột. Đông y thường dùng thịt, mật, xác lột. Tây y chỉ dùng nọc.
Thịt rắn: Thịt rắn bổ, chữa thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, tê liệt méo miệng, co giật, chữa nhọt độc…
Mật rắn (xà đởm): Không có vị đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, vết đau bầm tím, đau lưng nhức mỏi…
Xác rắn (xà thoái): Tính bình không độc, vị ngọt mặn vào can kinh khu phong, tan mộng chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở…
Nọc rắn độc (nazatox): Lưu ý nọc rắn rất độc có thể gây chết người vì vậy cần cẩn trọng.
(ST)