CÁCH LÀM TĂNG CHIỀU CAO CHO BÉ KHOA HỌC NHẤT
Làm cha mẹ luôn mong muốn cho con phát triển toàn diện và có chiều cao lý tưởng. Hiểu được điều đó cachlam.org hướng dẫn bạn một số cách làm tăng chiều cao cho bé khoa học nhất.
Hướng dẫn cách làm tăng chiều cao cho bé khoa học và hiệu quả
1. Sữa mẹ giúp tăng chiều cao cho bé
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nâng cao sức đề kháng và khả năng phát triển thể lực của bé. Không nên vì lạm dụng cho bé uống sữa ngoài quá nhiều mà hạn chế sữa mẹ nhé.
Sau 6 tháng đầu, bạn có thể vừa cho bé uống sữa mẹ và vừa cho bé uống dặm thêm sữa ngoài đến khi bé thôi sữa mẹ hoàn toàn thì cho bé uỗng sữa hỗ trợ phát triển chiều cao mỗi ngày. Trong sữa có lượng canxi, protein dồi dào, rất tốt cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
2. Cho con ngủ đủ giấc
Hầu hết để đạt tới sự tăng trưởng tối ưu, những em bé nhà bạn cần được tạo điều kiện ngủ đủ giấc vào ban đêm và ngủ một giấc ngắn vào ban ngày.
Nếu có giấc ngủ ban đêm lành mạnh, những đứa trẻ nhà bạn sẽ kích thích các kích thích tố tăng trưởng tốt nhất, khiến cơ thể được thư giãn tối ưu.
Theo đó, những đứa trẻ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và có giấc ngủ sâu. Hãy chắc chắn giấc ngủ của bé không bị điều gì làm phiền, trẻ không gặp ác mộng hoặc ngủ không thoải mái. Bởi vì nếu giấc ngủ của bé thường bị xáo trộn, nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới tốc độ tăng trưởng của bé.
3. Khuyến khích con vận động cơ thể nhiều
Vận động cơ thể là cách tốt nhất để đảm bảo tăng chiều cao tối ưu của trẻ. Trẻ càng chơi, càng hoạt động sẽ giúp các kích thích tố làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng giúp bé thư giãn và tận hưởng tối ưu thời điểm này từ đó có thể mang lại một thay đổi tích cực cho tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ.
Những hoạt động cơ thể vào ban ngày cũng giúp bé có thể ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm đấy các phụ huynh ạ.
4. Dinh dưỡng cân đối
Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh hàng ngày rất quan trọng để đảm bảo trẻ nhà bạn nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Các bậc cha mẹ muốn phát triển chiều cao cho trẻ cần chú ý 5 điểm sau:
Sự trưởng thành của mỗi cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng thực phẩm được cung cấp. Nên muốn phát triển chiều cao của trẻ, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải bổ sung cân bằng, hợp lý. Mỗi ngày, khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo từ 25 – 30 loại thực phẩm khác nhau. Nếu mỗi ngày chỉ cho trẻ ăn 3 – 5 loại thực phẩm thì lượng dinh dưỡng hấp thu cho trẻ cần phải thêm rất nhiều.
Một số loại thức ăn cho trẻ:
Bột rau quả: dưa chuột, chuối, táo, hành tây, xà lách, lê, quýt…cắt miếng nhỏ cho vào trong nồi, có thể nấu lẫn với tương (xì dầu).
Cháo lương thực phụ: gạo, lúa mạch, đậu đỏ, nho khô…rửa sạch, thêm nước, sau đó nấu trong vòng 1 tiếng.
Cơm thập cẩm: Cho dầu vào chảo, đun nóng dầu, cho trứng gà, đậu hà lan, hạt ngô ngọt, cơm vào rang lẫn, sau cùng cho dưa chuột, nêm vừa gia vị là được.
Bổ sung đủ canxi
Canxi giúp hình thành và phát triển bộ xương cho trẻ. Nếu như bữa ăn hằng ngày không thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, canxi huyết và canxi trong các mô mềm không đủ, tất yếu cơ thể sẽ lấy canxi từ xương. Mà canxi trong xương bị thiếu hụt sẽ dẫn đến chất lượng của xương không tốt, xương sống bị biến dạng, cong cột sống. Chất dinh dưỡng trong xương không đủ, tất nhiên trẻ không thể phát triển bình thường được, càng khó để có thể phát triển chiều cao cho trẻ. Các thực phẩm có hàm lượng can xi cao có thể kể đến như: sản phẩm từ sữa, trứng gà, các loại cá, các loại giáp xác, đậu phụ và các chế phẩm từ đậu, tương vừng, bí đỏ, vitamin C, vitamin D…
Bổ sung protein hằng ngày
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao, hàm lượng protein cần bổ sung là rất lớn, nếu bổ sung không đủ cũng ảnh hưởng dến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, protein còn làm tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn.
Các thực phẩm cần bổ sung gồm: thịt gà, thịt bò, thịt hải sản, trứng gà, sữa bò, đậu phụ.
Sắt, kẽm, đồng không thể thiếu
Mặc dù nhu cầu của cơ thể đối với nhóm chất trên là không nhiều, nhưng cũng không thể thiếu. Nếu như hàm lượng nhóm chất trên bị thiếu hụt, trẻ sẽ phát sinh một số vấn đề về sức khoẻ. Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển. Sắt là nguyên tố không thể thiếu để hình thành hồng cầu, đồng là chất xúc tác giúp hình thành hồng cầu. Thực phẩm hằng ngày không thể bổ sung đủ lượng sắt, đồng, kẽm cần thiết cho cơ thể tất nhiên sẽ dẫn đến hàm lượng hồng cầu bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến sinh trưởng, trí tuệ và cả khả năng miễn dịch của trẻ, trẻ có thể thường xuyên mắc bệnh.
Các thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú: gan và các nội tạng của động vật, thịt bò, thịt dê, cá, đậu đỏ, rau chân vịt…
Các thực phẩm bổ sung kẽm: con hàu, nội tạng động vật…
Các thực phẩm bổ sung đồng: gan lợn, tiết lợn, tôm hùm, cua, động vật giáp xác.
Rau quả tươi
Rau và hoa quả tươi có một hàm lượng vitamin vô cùng phong phú. Đặc biệt, vitamin A và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Các loại rau: rau cải trắng, cà rốt, dưa chuột, rau xanh, măng non, cà chua, hành tây…
Các loại hoa quả: quýt, lê, táo, đào, chuối, dưa, cam…
Luôn khuyến khích trẻ kết thân nhiều với các thực phẩm giàu khoáng chất, protein và canxi. Đây là những dưỡng chất quan trọng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối ưu hàng ngày của cơ thể, tăng tốc độ phát triển chiều cao mỗi năm của bé.
Những thức ăn mẹ nên cho bé ăn nhiều là:
Thịt gà: Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao, hàm lượng protein cần bổ sung là rất lớn. Không chỉ giúp chiều cao phát triển, protein còn làm tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn. Và thịt gà chính là thực phẩm chứa lượng protein cao nhất.
Thịt bò: Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là một thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho “sự nghiệp” cải thiện và phát triển chiều cao của bé yêu. Các mẹ cũng nên chăm cho bé ăn thịt bò nhé.
Trứng: Nguồn dinh dưỡng cơ bản của trứng cũng là protein, có trong cả lòng trắng và lòng đỏ, nhất là lòng trắng trứng bao gồm 100% protein. Không chỉ có vậy, trứng còn là một trong số ít thực phẩm tự nhiên chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp cho hệ xương khỏe mạnh.
Sữa: Protein và canxi trong các sản phẩm từ sữa cung cấp năng lượng cho não và cơ thể. Protein giúp xây dựng các mô não, còn canxi trong sữa giúp xương và răng trẻ chắc khỏe. Vì vậy không có lý do gì mà không bổ sung sữa vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho bé yêu cả, phải không các mẹ.
Trái cây họ cam chanh cũng rất tốt cho chiều cao nói riêng và sức khỏe nói chung của trẻ
Nước: Uống đủ nước luôn luôn tốt với mọi người và đặc biệt là rất tốt với trẻ nhỏ. Uống từ 6 – 8 ly nước mỗi ngày giúp bé yêu đạt được chiều cao tối ưu bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Bởi vì các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nên nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, chúng sẽ bị mất nước và co lại. Và tất nhiên, chúng cũng sẽ không làm việc hiệu quả nếu bé uống quá nhiều soda, nước ngọt hoặc các đồ uống tăng lực khác.
5. Dạy và hướng dẫn con duy trì tư thế thích hợp
Tư thế đi đứng ngồi của bé cũng là một biện pháp quan trọng để tăng chiều cao cho trẻ. Nếu không duy trì tư thế đúng, cột sống sẽ bị bóp méo hoặc bị suy yếu khiến bé không chỉ đối mặt với vấn đề chiều cao mà còn đối mặt với vấn đề tư thế trong tương lai.
Do đó, cha mẹ bé nên luôn dạy và khuyến khích con ngồi, đi đứng đúng cách. Hãy chắc chắn rằng trẻ thích đi bộ, không mang vác vật nặng…
Giúp đỡ trẻ xây dựng các thói quen lành mạnh và lối sống tốt sẽ giúp mang lại kết quả lâu dài cải thiện chiều cao cho con lâu dài khi con bước vào tuổi dậy thì – thời kỳ tăng trưởng tối ưu của cơ thể.
Lời khuyên:
Nếu con bạn từ chối thực hiện theo những lời khuyên ở trên để tăng chiều cao tối ưu của bé mỗi năm, cha mẹ bé hãy nỗ lực chăm sóc con mỗi ngày để đảm bảo con bạn được mạnh khỏe nhất.
Mẹ bé cũng có thể nói chuyện với con về những điều cần thiết để tăng chiều cao cho trẻ nhằm nâng cao nhận thức của con về sức khỏe và những thói quen lành mạnh. Những điều này chúng có quan hệ chặt chẽ và sẽ giúp khuyến khích phát triển chiều cao tối ưu cho bé.
6.Giúp ngăn chặn tâm lý căng thẳng cho bé
Tâm lý của các bé gái rất nhạy cảm, vì vậy, bé thường dễ bị căng thẳng và có những cảm xúc tiêu cực hơn các bé trai. Xúc cảm và suy nghĩ tiêu cực làm cho cơ thể giải phóng các hormone căng thẳng, điều này có thể ức chế quá trình tăng trưởng bình thường của bé gái. Vì thế, để ngăn chặn điều này, phụ huynh có con gái hãy giúp con luôn được vui vẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào thông qua các hoạt động vui chơi khác nhau và để ý đến mọi tâm trạng của con để điều chỉnh và khích lệ kịp thời.
7. Cân bằng Hormone
Sự mất cân bằng trong kích thích tố cũng là một trong những lý do khiến các bé gái bị ức chế quá trình tăng trưởng và gây nên sự mất cân bằng trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Do đó, nếu thấy con gái bạn có bất kỳ biểu hiện nào của sự mất cân bằng trong cơ thể, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được thay đổi chế độ ăn uống hoặc cố gắng bổ sung nội tiết tố để bù đắp những thiếu hụt hormone này.
Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, bé lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn khi ngủ. Lúc này, hormone làm tăng chiều cao của con người sẽ hoạt động mạnh mẽ.
Các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi bé đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để đi vào giấc ngủ sâu, bé sẽ cần 2 tiếng "khởi động". Ví dụ, mẹ cho bé ngủ lúc 8g tối thì đến 10g bé mới thực sự đi vào giấc ngủ sâu – giai đoạn các hocmone kích thích sinh trưởng hoạt động mạnh.
Do vậy, nếu cho bé ăn quá nhiều trước khi ngủ, dạ dày phải kéo dài thời gian hoạt động, chuyển hóa thức ăn, khiến bé khó có được giấc ngủ ngon, ảnh hưởng tới khả năng tiết kích thích tố sinh trưởng trong thời điểm lí tưởng này.
Để đảm bảo con phát triển chiều cao tốt, mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn quá nhiều hay cố đánh thức con dậy ăn đêm. Bé sơ sinh cần ngủ ít nhất 20 tiếng mỗi ngày, bé từ 2-6 tháng tuổi cần 15-18 giờ ngủ, từ 6-18 tháng cần 13-15 giờ ngủ và bé từ 18 tháng đến 3 tuổi cần ngủ trong vòng 12-13 tiếng.
Tham khảo thêm : Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:
– Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 – 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
– Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
– Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 – 16 tuổi và con trai từ 12 – 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).
Trẻ phát triển thể chất bình thường khi đạt cân nặng và chiều cao trung bình theo tuổi như sau:
– 6 tuổi: cao 116,1 cm, nặng 20,7 kg (với trẻ trai); cao 114,6 cm và nặng 19,5 kg (với trẻ gái).
– 7 tuổi: cao 121,7 cm, nặng 22,9 kg (trẻ trai); cao 120,6 cm, nặng 21,8 kg (trẻ gái).
– 8 tuổi: cao 127cm, nặng 25,3 kg (trẻ trai); cao 126,4 cm, nặng 24,8 kg (trẻ gái).
– 9 tuổi: cao 132,2 cm, nặng 28,1 kg (trẻ trai); cao 132,2 cm, nặng 28,5 kg (trẻ gái).
– 10 tuổi: cao 137,5 cm, nặng 31,4 kg (trẻ trai); cao 138,3 cm, nặng 32,5 kg (trẻ gái).
(ST)