Sữa đậu nành thơm ngon nhiều vitamin và dưỡng chất bổ dưỡng cơ thể. Công thức làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố rất đơn giản. Cachlam.org sẽ chỉ cho bạn các bước làm để có một ly sữa đậu nành thật thơm ngon.
Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố
1. Nguyên liệu làm sữa đậu nành
– Tỷ lệ đậu nành với nước: 4 muỗng canh đậu nành – 350ml nước
- Lá dứa
- Đường
- Công cụ:
- Máy xay sinh tố
- Dừa ép
- Túi lọc
2. Chế biến
Bước 1: Ngâm đậu nành trong nước qua đêm. Sau khi ngâm, loại bỏ nước và rửa sạch vài lần bằng nước lạnh.
Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay sinh tố và thêm nước. Cứ 4 muỗng canh đậu thì tương đương với 350ml nước.
Bước 3: Nếu có thể nên sử dụng loại máy xay có bộ lọc để dễ làm sữa đậu nành hơn.
Bước 4: Xay trong vòng ít nhất 2 phút, cứ 30 giây lại nghỉ một lần để tránh máy xay quá nóng.
Bước 5: Đổ sữa đậu nành qua bộ lọc và lọc lấy nước, bỏ phần cặn.
Bước 6: Đừng bỏ qua phần bã đậu vì chúng chứa rất nhiều sữa đậu nành và chất dinh dưỡng.
Bước 7 : Dùng túi lọc, là một miếng vải lọc có lỗ và lọc tốt.
Đặt bột đậu trong túi và bóp mạnh để lấy phần sữa.
Sau khi bóp lọc, bột khô lại và nhỏ hơn, chứng tỏ chúng chứa rất nhiều sữa bột đậu.
Nếu bạn muốn sữa được mịn, lọc đi lọc lại vài lần nữa để loại bỏ triệt để cặn. Sau đó chuyển đến một cái chảo.
Thêm lá dứa vào chảo để tạo hương thơm. Đun sôi nhẹ trên lửa nhỏ khoảng 10 phút để tránh đông sữa, khuấy thường xuyên. Sau khi sữa đậu nành đã sôi, nổi bong bóng, thêm đường và khuấy đều cho đến khi tan. Tắt bếp.
Như vậy là bạn đã làm xong món sữa đậu nành rồi đấy. Có thể uống khi còn ấm hoặc uống lạnh tùy thích.
Nếu muốn giữ thì nên để trong tủ lạnh, tối đa là 1, 2 ngày thôi nhé.
Mời bạn tham khảo thêm: Kinh nghiệm làm sữa đậu nành ngon
Sữa đậu nành nóng không dùng chất bảo quản rất tốt cho sức khỏe. Muốn làm được sữa ngon lâu hỏng, điều quan trọng là cần phải ngâm và đun chín đúng cách.
Sữa đậu nành là đồ uống có nhiều chất thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè, nhưng lại không để được lâu. Các hàng rong thường đựng sữa đậu nành trong thùng nhựa và giữ nóng sữa tới khi đong cho khách. Tuy nhiên, do sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sữa đậu nành hay nhiễm khuẩn. Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha hương liệu thơm giống đậu nành, chất bảo quản (E451, 407, 460, 466, 500ii, 471…) và tiệt trùng, nhưng nhược điểm là uống nguội không ngon. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp chị em làm được sữa đậu nành ngon đảm bảo cho gia đình:
Mua và bảo quản hạt đậu nành
Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng. Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.
Loại hạt đậu nành đóng gói chân không có chứng nhận ATVSTP.
Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Áp dụng kỹ thuật, chị em nên làm như sau:
Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
Xử lý kỹ bọt, sữa đậu nành sẽ ngon và lâu hỏng hơn
Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt.
Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Sữa đậu nành nóng nhiều dinh dưỡng hơn.
Bước 3: Ngâm xong, bạn gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.
Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ.
Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này tiết kiệm thời gian.
Công thức tham khảo làm sữa đậu nành ngon: Hạt đậu nành 120-130g, nước lã 1300ml, lạc nhân 5-10 hạt, vừng đen 20-30g hoặc lá dứa 3-4 cọng.
Xay và đun chín sữa
Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa với 1100ml nước còn lại. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã đi. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng. Nhiều gia đình chọn mua loại máy làm sữa đậu nành sản xuất tại Hàn Quốc, có thể xay mịn để uống ngay không phải lọc, máy còn làm được đậu phụ và tào phớ rất ngon.
Chú ý: Khi đun sữa, nên đặt một tấm sắt trên lửa rồi đặt nồi đậu nành trên tấm sắt. Vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần.
Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc đun nước đậu. Có thể dùng 5-10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3-5 thìa vừng đen (mè đen), sữa đậu nành làm ra có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Hoặc cho thêm vào vài cọng lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.
Chúc bạn thành công!
(ST)