CÁCH LÀM GIẢM ÁP LỰC TRƯỚC KHI THI TỐT NHẤT
Cách giảm áp lực trước khi thi. Trước mỗi kì thi các bạn thường bị căng thẳng và áp lực. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả thi. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách làm giảm áp lực để có kết quả thi tốt bạn nhé!
Hướng dẫn một số cách làm giảm áp lực trong thi cử
1
Tìm hiểu nguyên nhân và triệu trứng của áp lực và căng thẳng
Đối với hầu hết chúng ta, mùa thi luôn là khoảng thời gian áp lực nhất trong cuộc sống. Và chính một chút áp lực đó lại tốt cho chúng ta. Do đó ai ai cũng có lúc trải qua tâm trạng tồi tệ. Đôi khi mức độ căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, ngăn cản chúng ta đạt được phong độ học tập tốt nhất, bởi lúc đó chúng ta mệt mỏi cả cơ thể lẫn tinh thần, cảm giác mọi thứ bị rối tung lên.
Theo các bác sĩ tâm thần, các triệu chứng căng thẳng gồm:
· Khó ngủ và khó thức dậy vào buổi sáng.
· Luôn mệt mỏi.
· Hay quên.
· Đau nhức
· Chán ăn
· Lười hoạt động
· Hay lo lắng và dễ cáu gắt
· Tim đập nhanh
· Nhức đầu hay đau nửa đầu
· Thị giác mờ
· Hoa mắt, choáng váng.
2
Cách làm giảm áp lực hiệu quả đây:
1. Suy nghĩ đến những điều tích cực
Sự lo lắng và căng thẳng của bạn có thể đến từ việc…sợ…bạn sợ thi đại học không đậu ư? Đừng quan tâm đến việc đó, chỉ cần bạn chăm chỉ học tập và tận dụng thực sự có ích 24 tiếng mỗi ngày thì kết quả sẽ không phụ lòng bạn. Qúa lo lắng cho tương lai mà không lo lắng và hành động cho ngày hôm nay là một sai lầm đấy. Dù sao thì vẫn cứ lạc quan và suy nghĩ tích cực lên bạn nhé. Tìm lời khuyên và chia sẻ: Hãy tìm anh, chị nào đó đã từng trải qua khoảng thời gian này để nghe lời khuyên của họ. đồng thời chia sẻ những suy nghĩ, những áp lực cho học nghe. Hẳn là bạn sẽ có nhiều lời khuyên hay, bổ ích để áp dụng cho bản thân đấy.
2. Tránh so sánh khả năng của mình với những bạn khác
. Những câu nói đại loại như: “Trời ơi, mình chỉ mới đọc Macbeth 17 lần thôi”. Mỗi người đều có cách ôn bài khác nhau, vì vậy hãy chọn cách phù hợp với mình nhất.
Ăn uống hợp lý Ăn uống đầy đủ chất, và bổ sung những thực phẩm có lợi cho trí nhớ. Chế độ ăn lành mạnh và cân bằng gồm nhiều ngũ cốc nguyên cám, protein nạc, hoa quả và rau xanh, ít chất béo và ngọt sẽ rất có lợi cho trí não của bạn.. Hãy đối xử tốt với cơ thể của mình bằng trái cây, rau quả và một bữa sáng phù hợp. Không ai có thể nhanh nhẹn và ôn bài hiệu quả chỉ với một bữa ăn sáng qua loa.
3. Cần phải ngủ đủ giấc
Cần nghỉ ngơi trước khi đi ngủ. Không nên ôn bài trên giường. Giường là nơi để ngủ nghỉ, chứ không phải là nơi học bài. Hãy ngủ đủ 8 tiếng.
4. Giảm áp lực căng thẳng bằng vận động, tập thể dục.
Không gì có thể xóa tan căng thẳng nhanh bằng những hoạt động thể chất. Hãy sắp xếp thời gian tập thể dục vào thời khóa biểu của bạn. Lười biếng sẽ khiến bạn uể oải.
Bỏ những thói quen xấu. Hút thuốc lá hay uống rượu đều không có tác dụng giúp bạn giảm bớt áp lực trong thời gian dài.
5. Thư giãn bằng vài bản nhạc nhẹ
Đừng lúc nào cũng căng như sợi dây đàn như thế, một vài bản nhạc nhẹ, dành thời gian đi bộ trong công viên hoặc xem một bộ phim hài là những gợi ý giúp bạn được thư giãn mà không mất quá nhiều thời gian. Thiếu ngủ và ăn uống thất thường cũng làm giảm trí nhớ và không thể giải quyết mọi việc một cách trôi chảy, đồng thời tăng áp lực của bạn lên. Vì vậy, một chút thư giãn giúp trí não của bạn được nghỉ ngơi và chuẩn bị cho những cuộc chiến ác liệt tiếp theo đấy.
6. Xem lại cách học
Nếu bạn đang học với tần suất rất lớn, hết chạy học thêm chỗ này lại phải vội vàng qua học thêm chỗ khác, tối về, không còn thời gian cho việc ôn tập và tự học ở nhà thì bạn nên xem xét nghiêm túc lại cách học của mình đi. Xác định xem những lần đi học thêm như vậy có thực sự mang lại kiến thức cho bạn hay chỉ làm bạn mệt mỏi thêm và không có thời gian để làm việc khác? Hoặc bạn học thêm chỉ vì theo phong trào? Cân nhắc, và điều chỉnh lịch học sao cho phù hợp với bản thân cũng là cách để bạn giảm đi sự căng thẳng thường trực đấy.
Không nên thảo luận sau khi thi vì bài thi của bạn đã “an bài”. Nếu bạn bè chọn câu 3b thì cũng chẳng sao, vì bạn có muốn sửa lại cũng đâu có được lại còn khiến bạn lo lắng hơn nữa.
6. Suy nghĩ ước mơ làm động lực học tập
Đa số những bạn rơi vào tình cảnh này đều muốn buông xuôi tất cả, cực chẳng đã mới phải vác trọng trách lên vai và bước tiếp nhưng trong tình trạng uể oải. Nguyên nhân chính là do bạn chưa có động lực học tập thực sự cho bản thân. Bạn nên dành một chút thời gian suy nghĩ về ước mơ của mình và tạo cho mình sự mong muốn đạt được ước mơ. Bạn có thể tìm đọc các loại sách khuyến khích tinh thần, giúp bạn lấy lại động lực và tăng tốc để về đích với kết quả tốt nhất.
8. Cuối cùng, dù gì đi nữa, thì luôn có một sự thật là:
Cuộc sống sẵn sàng đón chờ bạn sau các kỳ thi. Có thể bây giờ bạn căng thẳng nhưng chỉ là nhât thời thôi, bạn sẽ sớm mất đi cảm giác đó. Vì vậy hãy “quẳng gánh lo đi mà vui sống” cho ngày hôm nay nhé!
(ST)