Cách làm giảm lượng axit uric trong máu khoa học nhất

CÁCH LÀM GIẢM LƯỢNG AXIT URIC TRONG MÁU KHOA HỌC NHẤT

 

Cách giảm hàm lượng axit uric trong máu để chống nguy cơ mắc bệnh gút. Do ăn nhiều chất đạm và uống rượu bia nhiều mà lượng axit uric tăng cao. Hãy tham khảo cách làm giảm lượng axit uric trong máu hiệu quả sau nhé!

 

Nguyên nhân làm tặng lượng acid uric trong máu

Về nguyên nhân tăng acid uric máu người ta thấy có một số nguyên nhân chính sau đây:
Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống quá nhiều rượu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).
Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate (PRPP).

Cách làm giảm lượng axit uric trong máu

Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát: tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemie), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị ung thư; bệnh vẩy nến… Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong bệnh đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.

Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamid; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic…

Bệnh nhân có thể dựa vào chỉ số acid uric để xác định mức độ diễn biến của bệnh gút:

Chúng ta nên duy trì chỉ số axit uric ở mức dưới 6mg/dl để tránh những diễn biến theo chiều hướng xấu của bệnh gút bằng cách trong quá trình điều trị, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân gút cần chú ý cả việc ăn kiêng và tăng cường chức năng của thận để duy trì lượng acid uric trong ngưỡng cho phép. Đây là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút.

Cách làm giảm lượng axit uric trong máu

Một hướng điều trị đang được nhiều bệnh nhân áp dụng là tăng cường chức năng thải độc của thận bằng các thảo dược vì hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng dài ngày của các sản phẩm này.
Ngoài ra, để góp phần hỗ trợ tính cực trong quá trình kiểm soát diễn biến của bệnh gút, người bệnh cần chú ý tăng cường vận động, giảm cân nếu có hiện tượng thừa cân, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

1. Nên dùng dầu ô-liu

. Nên sử dụng dầu ô-liu trong việc nấu ăn thay vì dùng mỡ, bơ hay dầu thực vật do chúng làm thức ăn mau thiu, dẫn đến tình trạng hủy hoại vitamin E, vốn cần thiết đối với việc kiểm soát nồng độ axít uric, trong cơ thể. Ngoài ra, dầu ô-liu cũng giúp bạn tránh được tình trạng sản sinh axít uric thừa.

2.Thêm thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa vào thực đơn.

Các loại trái cây và rau củ như ớt chuông đỏ, cà chua, quả việt quất, bông cải xanh và nho thường nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa dồi dào. Các dưỡng chất này không những có tác dụng giúp ngăn chặn các gốc tự do tấn công các mô và cơ quan trong cơ thể mà còn giúp giảm nồng độ axít uric trong máu.

3.Trứng 

Chứa lecithin, chất tẩy rửa sinh học có khả năng phá vỡ chất béo để cơ thể sử dụng hiệu quả. Đây là thực phẩm hữu ích cho những người có nồng độ a xít uric tăng.

 

4. Dùng giấm táo.

Giấm táo nguyên chất có thể giúp giảm nồng độ axít uric bằng cách thay đổi độ pH trong máu.

5. Ăn quả anh đào

Loại trái cây này có chứa một hợp chất hóa học có thể giúp trung hòa nồng độ axít uric, cho phép cơ thể loại bỏ axít này.

6. Uống nhiều nước

Cách làm giảm lượng axit uric trong máu

Người bị tăng axít uric máu nên uống ít nhất 3,5 lít nước mỗi ngày. Nước được xem là “trợ thủ đắc lực” giúp thận đào thải các tạp chất ra khỏi cơ thể.

 

7. Các sản phẩm sữa ít chất béo

Làm giảm nồng độ a xít uric trong máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm này có thể giúp giảm nguy cơ bệnh gút.

 

8. Hạn chế ăn các loại bánh ngọt. 

Nên tránh ăn các loại bánh ngọt và các loại thực phẩm nhiều đường do chúng chứa rất nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vốn là nguyên nhân làm giảm khả năng loại bỏ axít uric của cơ thể.

 

9. Tránh Siro bắp có hàm lượng đường fructose cao.

Loại chất làm ngọt thường có trong nước giải khát và một số loại thực phẩm chế biến này có thể làm tăng nồng độ axít uric và triglyceride, loại chất béo có hại cho mạch máu.

 

10. Hạn chế tiêu thụ đạm động vật.

Nguồn đạm từ động vật như thịt heo và thịt gia cầm thường có hàm lượng purine rất cao, nguyên nhân khiến nồng độ axít uric tăng cao.

 

11. Hạn chế thức uống có cồn.

Cách làm giảm lượng axit uric trong máu

Rượu cản trở việc đào thải axít uric ra khỏi cơ thể, trong khi bia có liên quan đặc biệt đến các cơn đau do bệnh gút. Vì vậy, những người có axít uric cao chỉ được phép uống 1 ly bia (rượu) và tối đa 3 lần/tuần.

 

12. Cân nặng

 Tăng cân hoặc béo phì liên quan trực tiếp đến hàm lượng a xít uric cao. Thực hiện theo một chương trình giảm cân dần dần giúp ngừa hàm lượng cao a xít uric.
Giảm a xít uric trong cơ thể.

 

13. Bổ sung vitamin C.

Những người bị tăng axít uric máu thường xuyên bổ sung vitamin C với liều lượng khoảng 500 mg có thể giảm nồng độ axít uric chỉ trong 1-2 tháng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, chanh, bưởi, quýt, củ cải trắng, bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel, cà chua…
Dùng tinh dầu cần tây. Từ lâu, hạt cần tây đã được dùng để điều trị bệnh gút, thấp khớp và viêm khớp. Lý do là cần tây chứa chất giảm đau, chất chống ôxy hóa, cũng có tác dụng lợi tiểu và được xem là chất sát trùng đường tiết niệu.

Cách làm giảm lượng axit uric trong máu

Quả cherry

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cherry hằng ngày có thể giúp giảm nồng độ a xít uric trong máu.

Chuối: Sodium có trong chuối và nhiều loại trái cây khác giúp làm giảm nồng độ a xít uric trong máu.

 Nước chanh

Uống nước chanh hằng ngày để giảm nồng độ a xít uric. Cacbonat canxi giúp trung hòa a xít trong cơ thể, trong đó có a xít uric và nước chanh sẽ giúp cơ thể sản xuất ra cacbonat can xi.

Quýt, cam và khoai tây

Nên ăn trái cây và rau quả có nhiều vitamin C. Nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp tăng bài tiết a xít uric qua thận.

14. Nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ.

Cách làm giảm lượng axit uric trong máu

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Maryland (Mỹ), việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ (có nhiều trong các loại trái cây và rau củ) có thể giúp giảm nồng độ axít uric trong máu. Lý do là chất xơ có thể giúp hấp thụ axít uric, đồng thời loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể thông qua thận.

Rau cần

Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Cả hai loại đều có thể dùng, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần rất giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Súp lơ

Là một trong những loại rau rất giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, xúp lơ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thông tiện nên là thực phẩm này rất thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Dưa chuột

Là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều nước. Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua đường tiết niệu.

Cải xanh

Cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng “lợi tiểu tiện”, rất thích hợp với người bị thống phong (bệnh gút).

Các loại cà

Cà pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp

Là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tuỷ, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao.

Củ cải

Tính mát, vị ngọt, có công dụng “lợi quan tiết”, “hành phong khí, trừ tà nhiệt” (Thực tính bản thảo), “trừ phong thấp” (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quýt, đào, hạnh đào, mơ, hạt dẻ…Tăng lượng nước uống để kích thích thải acid uric ra ngoài. Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy…), thịt lợn, thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt hun khói, chim cút, cá chép, cá chạch, cá thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt, rau câu, đậu hà lan, nấm, biển đậu… và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt… Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột, mỗi ngày ăn 1,5kg chia 3 – 4 bữa; nếu ăn rau xanh, mỗi ngày 1,5kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.

Phòng ngừa thế nào hiệu quả.

Việc phòng chứng tăng acid uric máu đa số liên quan đến chế độ ăn, uống, trong đó các thực phẩm giàu purin là đáng quan tâm nhất. Vì vậy, những người đã từng có chứng tăng acid uric máu, nhất là có bệnh gút, cần ăn uống kiêng khem đúng mức. Không ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, thận (bầu dục), lòng. Một số loại như da gà, vịt, ngan, ngỗng cũng nên hạn chế hoặc không ăn. Các loại thực phẩm như xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói cũng nên hạn chế. Các loại hải, thủy sản cũng nên cân nhắc giữa điều lợi và bất lợi khi sử dụng với người có chứng tăng acid uric máu. Không nên uống rượu, bia (trừ rượu vang đỏ có thể sử dụng để khai vị khi thấy cần thiết); Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày), không nên nhịn tiểu… Việc điều trị chứng tăng mỡ máu trên bệnh nhân có bệnh gút là giảm đau và dùng thuốc tăng cường đào thải acid uric máu.

(ST)

Cách làm thú vị khác
Cách chữa bệnh dị ứng thời tiết ngứa mẩn đỏ bằng bài thuốc nam
Cách chữa bệnh dị ứng thời tiết ngứa mẩn đỏ bằng bài thuốc nam

CÁCH CHỮA BỆNH DỊ ỨNG THỜI TIẾT DA NỔI MẨN NGỨA Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang Read more

Cách ăn chuối tăng cân hiệu quả cho người gầy
Cách ăn chuối tăng cân hiệu quả cho người gầy

 CÁCH ĂN CHUỐI ĐỂ TĂNG CÂN HIỆU QUẢ Chuối là loại quả phổ biến, thơm ngon và chứa nhiều dinh Read more

Cách chữa viêm họng và khản tiếng bằng bài thuốc dễ làm hiệu quả
Cách chữa viêm họng và khản tiếng bằng bài thuốc dễ làm hiệu quả

CÁCH CHỮA VIÊM HỌNG KHẢN TIẾNG ĐƠN GIAN HIỆU QUẢ BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN  Thời tiết thay đổi sẽ Read more

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu và lá vông khỏi nhanh
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu và lá vông khỏi nhanh

 CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG LÁ VÔNG VÀ LÁ THẦU DẦU HIỆU NGHIỆM Cách chữa bệnh trĩ bắng lá vông Read more

Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng gia vị có sắn trong bếp
Cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng gia vị có sắn trong bếp

 CÁCH CHỮA ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU ĐƠN GIẢN Đầy bụng khó tiêu thường gặp khi sau bữa ăn làm bạn Read more

Cách điều trị bệnh ngủ ngáy hiệu quả bằng vài mẹo nhỏ
Cách điều trị bệnh ngủ ngáy hiệu quả bằng vài mẹo nhỏ

 CÁCH CHỮA TRỊ NGỦ NGÁY ĐƠN GIẢN  Ngủ ngáy là nỗi lo lắng mặc cảm của nhiều người cả nam Read more

Cách làm giấm chuối giấm dứa làm nước chấm thơm ngon
Cách làm giấm chuối giấm dứa làm nước chấm thơm ngon

 CÁC LÀM GIẤM TỪ CHUỐI VÀ DỨA CỰC DỄ Giấm tự làm cực tốt và an toàn, có nhiều cách Read more

Cách chữa cảm cúm nhanh nhất không cần dùng thuốc Tây
Cách chữa cảm cúm nhanh nhất không cần dùng thuốc Tây

CÁCH CHỮA CẢM CÚM NHANH NHẤT BẰNG THIÊN NHIÊN Với những bài thuốc dân gian đơn giản mà rất hữu Read more

Viết một bình luận

Developed by cachlam.org DMCA.com Protection Status