CÁCH TẬP TRUNG KHI HỌC BÀI HIỆU QUẢ NHẤT
Tập trung khi học bài đôi khi là điều khó vì chúng ta rất dễ bị chi phối, phân tán suy nghĩ và mất tập trung bởi nhiều tác nhân bên trong và bên ngoài. Hãy cùng cachlam.org khám phá cách lấy lại sự tập trung hiệu quả nhé!
Hướng dẫn một số phương pháp để tập trung khi học và thi
A
Phương pháp giúp bạn lấy lại sự tập trung nhanh
1. Chăm sóc cơ thể
Ngủ đủ giấc., Chế độ ăn uống hợp lí, nhiều trái cây ,rau củ càng tốt. Tránh ăn nhiều chất béo và đường, đặc biệt là trước khi học. Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Cố gắng hướng tới cuộc sống cân bằng.
2. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và cam kết thực hiện
Bạn hãy thử áp dụng kỹ thuật này trong 1 tháng: Mục đích của quá trình này là thúc đẩy bản thân vượt qua những thói quen hàng ngày, nhưng không đi quá xa! Nếu bạn dừng lại sau khi cảm thấy làm thành công thêm một bài nào đó, chẳng bao lâu chúng tích luỹ, chồng chất lên khả năng tập trung của bạn.
+ Chuẩn bị trước các bài tập.
+ Bắt đầu học như thường lệ.
+Ngay khi bạn nhân thấy tâm trí mình đang suy nghĩ vản vơ hoặc những lo lắng về những vấn đề cá nhân làm bạn phân tán tư tưởng thì đừng cố g
+ Nếu nguyên nhân của sự phân tán là điều gì đó, bài gì đó được đưa vào danh sách nhắc nhở, đừng chần chừ, hãy thực hiện nó ngay lập tức!
+ Quyết định chuyển sang bài học khác nhưng trước đó đó bạn hãy tạo 1 thông tin nhỏ cho cv mà bạn đang làm trong môn đó: VD: nếu là toán, hãy làm thêm 1 phép tính nữa. Nếu là lịch sử, hãy đọc thêm 1 trang nữa. Nếu là Tiếng Anh, hãy học thêm 1 từ mới.Thật sự tập trung và tận dụng tối đã khả năng trong thời gian ngắn ngủi này.
+ Thậm chí,nếu bạn dường như quay lại vs mạch suy nghĩ của môn trươc đó, hãy dừng lại ngay vs môn đang học và quay lại! kinh nghiệm mình học được trong cuốn "Học khôn ngoan mà không gian nan" của Kevin Paul, muốn chia sẻ vs bạn.
3. Nếu bạn khó tập trung trước khi thi
Các chuyên gia khuyên học sinh trước khi đi thi nên ngủ đủ giấc, như vậy cơ thể nâng cao sức tập trung, suy nghĩ minh mẫn. Buổi sáng ăn các thực phẩm chứa nhiều protein, như thức ăn làm từ các lọai đậu, trứng gà…Trước khi đến trường, tạo cảm giác thư giãn, cố gắng nghĩ đến kết quả tốt sẽ đạt được để tăng thêm tự tin. Hít thở sâu từ 3-5 lần, khi hít vào cố quên tất cả tạp niệm, khi thở ra thể nghiệm cảm giác thư thả nhẹ nhàng. Nhai kẹo singum giúp học sinh giảm nhẹ cảm giác căng thẳng, nâng cao sức tập trung hơn.
B
Phương pháp rèn luyện sự tập trung lâu dài
Với những bí kíp rèn luyện dưới đây, hẳn bộ não của bạn sẽ trở nên "thông minh hơn bình thường".
Tính cách, tư duy và cảm xúc, tất cả đều có mối quan hệ mật thiết với não bộ. Nhưng theo một nghiên cứu của tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học – Richard Davidson thuộc ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ), chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi não bộ theo chiều hướng tốt hơn.
Một số phương pháp và bài luyện tập do Davidson đưa ra dưới đây có thể giúp chúng ta kích thích các neuron thần kinh để có các suy nghĩ tích cực. Từ đó, ta có thể nâng cao ý thức cùng khả năng tập trung, hiểu được các thông điệp xã hội, buông lỏng cảm xúc tiêu cực và trở nên linh hoạt hơn.
Sắp xếp lại góc làm việc và không gian nhà bạn
Richard Davidson gợi ý bạn nên sắp xếp lại không gian ngôi nhà và bàn làm việc của mình theo xu hướng tích cực. Nó cũng có nghĩa là bạn nên bài trí không gian quanh khu vực làm việc sao cho khi nhìn vào bạn cảm thấy lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học, việc luôn tiếp xúc với những vật dụng, hình ảnh đem lại sự lạc quan sẽ giúp con người ta có những suy nghĩ tích cực, sáng suốt trong đời sống và công việc hàng ngày, đồng thời đem lại sự tự tin.
Tập trung nhìn vào 1 vật 10 phút mỗi ngày
Tiến sĩ Davidson đưa ra thêm một phương pháp rèn luyện sự tập trung. Đó là ngồi trong một căn phòng yên tĩnh, tập trung nhìn vào một vật (lọ hoa, tranh vẽ, ảnh chụp…) trong vòng 10 phút. Nếu bị phân tâm, hãy hướng sự chú ý của mắt lại vào vật.
Phương pháp này giúp kích thích giới hạn các neuron thần kinh khi tập trung. Đây cũng có thể coi là một phương pháp luyện mắt, vì việc giữ cho mắt luôn hướng sự chú ý vào một vật cố định có thể tăng sức tập trung của mắt lên đáng kể.
Tập quan sát
Như một bài khởi động trước khi bắt tay vào công việc, nghĩ tới những lúc mà bạn thấy dễ dàng để tập trung – bất kể trong điều kiện như thế nào. Còn bây giờ hãy cố tưởng tượng ra và hướng mình vào thời điểm đó.
Làm lại động tác đó ngay lập tức trước mỗi lần bạn chuẩn bị học.
Chú ý ngôn ngữ cơ thể
Thời loài người còn chưa có tiếng nói riêng, ngôn ngữ cơ thể là phương thức giao tiếp độc nhất, giúp chúng ta diễn giải những điều “không nói thành lời”.
Qua thời gian, tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể được nâng lên, cho đến nay việc áp dụng hay hiểu được ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong công việc (đặc biệt trong thuyết trình) và đời sống.
Hãy tập trung quan sát ngôn ngữ cơ thể của người khác. Khi quan sát hãy cố gắng đoán ra tâm trạng của họ. Sau đó chú ý đến những tín hiệu trên gương mặt, cử chỉ và mối liên hệ giữa chúng với âm vực giọng nói, sau đó đưa ra những cách ứng xử phù hợp nhất có thể.
Theo tiến sĩ Davidson, phương pháp này nhằm nâng cao sự nhạy bén khi nắm bắt các thông điệp xã hội và tiến bộ trong cách “đối nhân xử thế”.
Xác định tác nhân cảm xúc
Nếu bạn là một người nóng nảy hoặc luôn bị cảm xúc lấn át và phản ứng thái quá, có lẽ bạn nên thực hiện phương pháp này. Về cơ bản, phương pháp này tương tự như “thiền”.
Hãy dành thời gian lên danh sách các sự kiện hoặc hành vi ứng với những phản ứng tiêu cực của bạn. Sau đó hãy suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân của những cách ứng xử đó, dù đúng hay sai, đồng thời thở sâu và chậm, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Bày tỏ lòng biết ơn
Các nhà khoa học nói rằng, cách đơn giản nhất để bày tỏ lòng biết ơn chính là nói “Cảm ơn”. Tiến sĩ Davidson cho rằng, việc nói “Cảm ơn” thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn, kích thích neuron thần kinh hoạt động hiệu quả.
Nhưng sức mạnh lời cảm ơn không chỉ có vậy. Khi nhận được lời cảm ơn, đối phương cũng cảm thấy sự nỗ lực của mình được đền đáp, giá trị bản thân được coi trọng và hầu hết các trường hợp đều cảm thấy “ấm lòng”.
Hay nói cách khác, việc bày tỏ lòng biết ơn sẽ đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. Lúc này, hormone oxytocin sẽ tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc tích cực của con người như thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung. Vậy nên khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó dù là nhỏ nhặt, đừng ngại ngần, hãy nhìn vào mắt họ và nói lời cám ơn chân thành.
Khen ngợi người khác
Khen ngợi người khác cũng là một cách để rèn luyện não bộ. Việc cố gắng tìm ra điểm tốt của từng người cùng cơ hội để khen tặng họ là phương pháp tốt giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc khám phá ra ưu điểm của mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn có cái nhìn về cuộc sống thoáng và dễ chịu hơn rất nhiều.
Ngoài ra, nói lời khen là một bí quyết vô cùng đơn giản trong giao tiếp mà hiệu quả đem lại thì vô cùng lớn. Một lời khen “chuẩn” là sự kết hợp giữa sự chân thành, thời điểm nói, động cơ và cách dùng từ.
Thiền định ( tĩnh tâm hít thở)
Thiền định giúp cho con người đạt tới một sự giác ngộ, tĩnh tâm tuyệt đối, từ đó điều hòa cuộc sống, giải tỏa những căng thẳng do cuộc sống hiện đại nhưng xô bồ ngày nay đem lại. Bên cạnh đó, thiền định giúp phát triển sự tập trung, nâng cao sự nhận thức, chú ý của não bộ bên cạnh lợi ích thư giãn.
Tiến hành chụp cộng hưởng từ não, các nhà khoa học khẳng định, thiền định hàng ngày sẽ khiến kích thích một số bộ phận của vỏ não, từ đó giúp bạn nhớ lâu, tăng trí thông minh…
Tiến sĩ Davidson gợi ý phương pháp thiền định đơn giản: Hãy chọn khoảng thời gian bạn cảm thấy tỉnh táo nhất, sau đó ngồi thẳng lưng, tập trung vào hơi thở, cảm nhận những chuyển biến trong cơ thể. Nếu bị phân tâm, bạn hãy thả lỏng cơ thể và hướng sự tập trung trở lại vào hơi thở.
(ST)