Giò thủ ngũ sắc ăn giòn vị thơm ngon màu sắc đẹp được sử dụng trong mâm cơm tết đãi khách. Cách làm đơn giản không mất nhiều thời gian . Mời bạn cùng cachlam.org khám phá nhé!
Cách làm giò thủ ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt
Nguyên liệu: cho hai đòn giò, mỗi đòn 300g
– 300g thịt nạc vai xay
– 1 cái tai lợn
– 200g thịt ba chỉ
– 4-6 quả trứng vịt hay trứng gà muối
– 1 củ cà rốt
– Vài tai mộc nhĩ
– 4 quả trứng gà, rượu trắng
– Muối, đường, nước mắm, hạt tiêu, hành khô, hành lá, hạt nêm
– Lá chuối.
Cách làm:
Bước 1:
– Tai lợn chà sạch với rượu trắng, muối, rửa lại cho thật sạch, cho tai lợn vào nồi luộc chín, thái nhỏ.
Bước 2:
– Thịt ba chỉ rửa sạch, cho thịt vào luộc chín, đợi nguội thái nhỏ thịt ba chỉ.
Bước 3:
– Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái nhỏ.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi.
– Hành khô bóc bỏ vỏ khô, thái nhỏ.
Bước 4:
– Trứng gà đập ra bát, đánh tan, thêm hành lá thái nhỏ, một thìa nhỏ muối và một ít hạt tiêu.
Bước 5:
– Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo, rán trứng chín, bạn có thể chia trứng thành hai phần và rán trứng làm hai phần.
Bước 6:
– Trộn lẫn cà rốt, hành khô, mộc nhĩ, tai lợn, thịt ba chỉ, thịt nạc xay vào âu sạch. Thêm một ít hạt tiêu, hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm và một thìa nhỏ đường, trộn đều, ướp khoảng 30 phút.
Bước 7:
– Bạn có thể cho một ít thịt vào lò vi sóng để thử thịt có vừa miệng, nếu nhạt bạn có thể thêm gia vị.
Bước 8:
– Tách lấy lòng đỏ trứng vịt muối ra bát, rửa lòng đỏ với rượu trắng cho thật sạch, đem hấp lòng đỏ khoảng 5 phút hoặc cho lòng đỏ vào lò nướng ở nhiệt độ 160 độ C, nướng khoảng 5 phút lấy ra để nguội.
Bước 9:
– Lá chuối rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
– Xếp xéo 2-3 lá chuối dài tầm 25-30 cm chồng lên nhau.
Bước 10:
– Trải một lớp trứng rán lên bề mặt lá chuối.
Bước 11:
– Múc thêm một phần hỗn hợp thịt ở bước 7 lên bề mặt trứng.
– Xếp 3 lòng đỏ trứng lên bề mặt thịt.
– Dùng tay cuộn tròn hỗn hợp trứng để trứng bao quanh miếng thịt.
– Dùng một sợi dây nilon buộc ngang phía bên ngoài lá chuối, buộc hờ để giữ cố định.
Bước 12:
– Bẻ gập phần gốc của đòn giò dựng đứng lên, bẻ góc cạnh cho đòn giò và lật ngược đầu kia làm tương tự.
– Dùng một phần lá chuối nhỏ che phần đầu giò, tiếp tục che đều phần còn lại.
Bước 13:
– Tháo sợi dây chính giữa đòn giò ra, lăn nhẹ phần thịt được tròn đều trong đòn giò.
– Dùng một dây dài buộc dọc theo đòn giò và buộc chéo sợi dây ở các đầu đòn giò. Buộc chéo xuống để giữ cho đòn giò được chắc chắn.
Bước 16:
– Đun nóng nồi nước sôi, cho hai đòn giò vào luộc chín, nước ngập mặt luộc khoảng 40-50 phút thì giò chín, vớt ra rổ để cho ráo nước.
– Khi dùng bạn bóc bỏ lá chuối, thái từng lát mỏng, xếp ra đĩa, dùng kèm với củ kiệu, hoặc có thể cuốn với bánh tráng, bún và các loại rau.
Cách 2 :
– 1 hột vịt lạc
– Vài giọt màu vàng
– 1 muỗng cà phê bột năn
– 300g giò sống
– 100g jambon
– 100g đậu petit pois
– 300g lỗ tai + da heo
– 3 hột vịt muối
– 1củ cà rốt
– 5 tai nấm mèo
– Tiêu+ muối + đường + bột ngọt + 6 tép tỏi + 1 muỗng xúp tiêu +dầu ăn + lá chuối + dây nylon cột + 1 miếng nylon lớn.
Chuẩn bị
– Hột vịt: quậy tan, rây lại, nêm tiêu, bột ngọt, muối, màu, bột năn, quậy chút nước lạnh tráng mỏng.
– Jambon: thái sợi nhỏ
– Đậu: luộc chín
– Hột vịt muối : lấy lòng đỏ
– Lỗ tai + da heo: luộc chín, thái sợi nhỏ
– Cà rốt : thái sợi, xào sơ
– Nấm mèo: ngâm nước, gọt chân, thái sợi, xào sơ.
– Là chuối: phơi héo hoặc trụng nước sôi.
Chế biến
Trộng chung giò sống, jambon, đậu, lỗ tai, da heo, hột vịt muối, cà rôt, nấm mèo, gia vị. Trộn lại thật đều. Nêm vừa ăn. Trải lá chuối lên thớt, kế đến miếng nylon, kế đến bề trái miếng hột vịt, để nhân vào, cuộn tròn hột vịt lại, kế đến miếng nylon, kế đến lá chuối, cột dây nylon chặt lạu đem hấp 30 phút. Giò thủ chín lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh.
Cắt giò thủ ra từng khoanh 0.5 cm.
Dọn kèm chén xì dầu + ớt thái khoanh
Dĩa đồ chua + kiệu.
Mời bạn tham khảo thêm:
Một số cách bày giò đẹpmắt
Cách bảo quản giò chả tốt nhất
Sau khi cắt ra ăn nhưng chưa dùng hết, bạn cần lấy bịch xốp nhỏ thật sạch bọc đầu giò đã cắt ra như hình dưới, việc làm này giúp giò chả của quý khách sẽ không bị thâm mặt và khô trong quá trình bảo quản.
Bạn chỉ có thể để giò chả bên ngoài trong thời gian từ sáng tới tối cùng ngày, nếu trong ngày nếu không sử dụng hết thì quý khách cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ bảo quản chuyên dụng.
Riêng sản phẩm Giò thủ, giò xào, do không phải là sản phẩm ăn nóng ngay mà cần phải giữ lạnh 1 thời gian từ khi ra lò tới khi ăn, nên giò thủ được giữ lạnh thì sẽ ngon hơn, sau khi cắt ra ăn, quý khách nên bỏ ngay 2 sản phẩm này vào trong tủ lạnh ngăn mát hoặc tủ bảo quản chuyên dụng, việc này sẽ giúp cho giò thủ, giò xào dai và giòn hơn.
(ST)