CÁCH LÀM YẾN SÀO CHƯNG ĐƯỜNG PHÈN HẠT SEN
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen.Yến sào chưng đường phèn hạt sen là món ăn bổ dưỡng cho trẻ em, cho phụ nữ mang thai hay người mới ốm dậy rất tốt. Hãy cùng cachlam.org thực hiện món ăn đơng ianr nhưng bổ dưỡng này nhé!
Cách 1: Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen
1. Nguyên liệu:
- 5g (1/2 tổ) tổ yến sào đã tinh chế.
- 12 hạt sen
- 1 chén nước lọc
- 4gr đường phèn
- 1 lát gừng mỏng
2. Cách thực hiện:
– Sơ chế yến sào, nếu là tổ yến sào thô thì phải ngâm nước, làm sạch lông và tạp chất, nếu là tổ yến sào tinh chế chỉ cần ngâm cho nở mềm.
– Đối với hạt sen tươi: lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu ngâm trong thau nước sạch đến đó.
– Đối với hạt sen khô: ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.
– Đường phèn nhúng nhanh qua nước sôi cho sạch bụi bẩn, sau đó tán nhỏ.
– Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
– Cho tổ yến sào, hạt sen và đường phèn vào 1 chén nước lọc, thêm một lát gừng (tùy thích), hấp cách thủy khoảng 20 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết. Tùy theo khẩu vị đậm lạt có cho thêm chút nước ấm.
3. Thưởng thức:
– Lấy tổ yến sào chưng hạt sen đường phèn ra bát. Món này dùng nóng hay lạnh đều rất ngon.
Lưu ý:
Dù món mặn hay ngọt sau khi đã chế biến, khi ăn hãy ngậm vài sợi yến trong vài phút sẽ nhận ra vị ngọt mát rất ngon, khác với khi vừa sơ chế, hoàn toàn không giống như vị ngọt mát của rau câu (rong biển) vì đây là loại vật liệu chính cùng với một số phụ gia khác mà người ta hay dùng để làm tổ yến sào giả.
Theo những đầu bếp có kinh nghiệm nấu các món yến thì mỗi tuần ăn ba bát chè yến là vừa, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ để cơ thể có thể hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng từ tổ yến sào.
Đặc biệt đối với sản phụ, người già, người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy, ăn một bát chè yến sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thèm ăn, chống mệt mỏi.
Cũng với cách làm tương tự, có thể nấu món chè tổ yến sào ninh táo tàu, chè tổ yến sào đậu xanh hoặc chè tổ yến sào thập cẩm.
Cách 2: Cách làm chè tổ yến hạt sen và táo đỏ
Nguyên liệu:
- Tổ yến: 1 tổ
- Hạt sen: 100gr
- Táo khô: 50gr
- Hạt kỷ tử: 10gr
- Đường phèn hoặc đường trắng
Cách làm:
Bước 1: Tổ yến ngâm nước khoảng 1 giờ cho nở, nhặt sạch lông (nếu có).
Bước 2: Hạt sen tách bỏ vỏ và tâm (nếu dùng hạt sen tươi, dùng sen khô thì rửa sạch và ngâm cho sen nở), đun với 1 bát nước đầy cho sen mềm.
Bước 3: Khi hạt sen mềm, thêm táo khô vào đun sôi tiếp khoảng 7 phút nữa cho táo nở.
Bước 4: Cho hạt sen, táo, hạt kỷ tử và yến đã làm sạch vào một thố sạch, đổ nước ninh hạt sen vào, đậy nắp.
Bước 5: Cho thố vào 1 nồi nước sao cho nước ngập chỉ đến 1/3 thố để tránh khi nước sôi tràn vào trong thố. Đậy vung đun cách thủy trong 1 giờ đồng hồ.
Bước 6: khi yến chín, thêm ít đường chỉ vừa miệng ăn vào thố, tiếp tục đun cách thủy khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 7: Nhấc thố ra ngoài và múc ra từng bát, có thể để tủ lạnh để ăn mát.
Lưu ý: Yến sào chỉ nên nấu độ ngọt vừa phải, không nên nấu quá ngọt sẽ làm giảm tác dụng của yến. Tốt nhất nên ăn chè yến hạt sen trước khi đi ngủ để yến phát huy tác dụng bồi bổ cơ thể.
Cách 3: Cách làm tổ yến hạt sen long nhãn ngon
Nguyên liệu :
- Chuẩn bị cho 3 người ăn:
- Tổ yến sào: 02 cái
- Hạt sen : 100gr
- Đường phèn : 150gr
- Nhãn lồng : 12 trái (hoặc 30 gr long nhãn khô mua tại tiệm thuốc bắc)
- Hỗn hợp hương thơm : quế chi 01 nhánh 4cm, gừng 1 nhánh; 05 giọt nuớc hoa bưởi.
- Bột sắn dây : 01 thìa cà phê
Cách làm: món chè yến sào hạt sen long nhãn:
1. Nước dùng chế biến chè yến sào hạt sen long nhãn:
– Quế chi, gừng đập dập; đuờng phèn tán vụn rồi cho vào nồi, đổ chừng 200 ml nước, cho lên bếp đun cho tan đường, lọc lại cho thật trong.
– Hòa một thìa cà phê với nước, trút vào và đun sôi trở lại cho bột chín, nước đường sánh trong.
– Tắt bếp rồi chế thêm 5 giọt tinh dầu hoa bưởi;
– Chú ý : Với món chè yến, nước đường phải trong vắt mới đạt yêu cầu.
2. Hạt sen chế biến chè yến sào hạt sen long nhãn:
– Nếu là hạt sen khô thì ngâm cho nở mềm rồi đem luộc chín;
– Nếu là hạt sen tươi thì bóc vỏ và lấy tâm ra, rồi đem hấp chín;
– Cho một muỗng nuớc đường phèn vào hạt sen và đun cạn cho tới khi nước đường quánh lại thấm bám vào hạt sen.
Hạt sen dùng chế biến chè yến sào hạt sen long nhãn
3. Long nhãn dùng chế biến chè yến sào hạt sen long nhãn:
– Nếu long nhãn khô mua ở tiệm thuốc thì đem ngâm nước ấm cho nở mềm rồi cho vào chưng cùng hạt sen.
– Nếu là nhãn tươi thì lột lấy cơm nhãn thả vào khi chưng hạt sen gần chín, hoặc tách hạt ra khỏi cơm rồi thế hạt sen vào
Thế hạt sen vào long nhãn để chế biến chè yến sào hạt sen long nhãn
4. Chế biến sơ yến sào:
– Yến sào dùng chế biến món chè hạt sen long nhãn được sơ chế sạch rồi đem chưng khoảng 15 phút cho chín mềm
Trình bày món chế biến món chè yến sào hạt sen long nhãn:
Để hạt sen và long nhãn xuống đáy bát, phủ yến hấp chín lên trên rồi rưới nước đường phèn cho ngập
Chế biến món chè yến sào hạt sen long nhãn tuyệt cú mèo
– Hướng dẫn chế biến chè yến sào hạt sen long nhãn với các bước rất đơn giản nhưng lại có nhiều tác dụng, đặc biệt rất tốt cho giấc ngủ, nên thường được sử dụng để làm món ăn nhẹ lúc 9 giờ khuya;
– Theo những đầu bếp có kinh nghiệm nấu các món yến thì mỗi tuần ăn ba bát chè yến sào là vừa, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ để cơ thể có thể hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng từ tổ yến sào.
– Đặc biệt đối với sản phụ, người già, người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy, ăn một bát chè yến sào sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thèm ăn, chống mệt mỏi.
Cách chế biến:
Nếu có hột sen tươi thì chỉ cần lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó.
Nếu là hột sen khô ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.
Đường phèn tán nhỏ. Lưu ý nếu đường không sạch phải nhúng nhanh qua nước sôi. Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
Chia vào mỗi chén 2/3 muỗng súp yến đã chế biến cho nở mềm, 10 hoặc 12 hột sen, ½ muỗng súp đường phèn hoặc hơn chút ít, một lát gừng (tùy thích), hấp cách thủy khoảng 20 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết. Khi lấy ra, cho thêm chút nước ấm nếu muốn chè đậm lạt.
Gừng lát khô và đường phèn là những phụ gia thường kèm theo hộp yến của nhà sản xuất với mục đích để người sử dụng nấu món chè.
Lưu ý khi dùng yến sào
Yến sào, từ xưa tới nay vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng và quý giá. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, rất có thể bạn đã vô tình làm mất đi một số chất, hoặc dùng không đúng phương pháp, khiến cho cơ thể chúng ta không hấp thụ được tối đa dưỡng chất từ yến. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra những lưu ý khi dùng yến sào như sau :
Làm sạch tổ yến:
Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.
Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.
Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được
Bảo quản tổ yến:
Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.
Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…
Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
Ai nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.
(ST)