CÁCH CHỮA CẢM CÚM NHANH NHẤT BẰNG THIÊN NHIÊN
Với những bài thuốc dân gian đơn giản mà rất hữu hiệu giúp bạn đẩy lùi bệnh cảm cúm mệt mỏi mà không cần dùng thuốc tây vì dùng nhiều thuốc tây không tốt cho cơ thể. Hãy cùng tham khảo những bài thuốc sau nhé!
Hướng dẫn một số cách chữa cảm cúng nhanh nhất
Thời tiết thay đổi nhất là vào giai đoạn chuyển mùa rất dễ bị cảm cúm. Khi bi cảm cúm bạn cần biết một số cách chưa đơn giản kết hợp với nhau sẽ giúp bạn nhanh khỏi cảm cúm mà không cần dùng đến thuốc tây.
Khi bị cảm cúm, cơ thể cần bổ sung đầy đủ nước, đẩy nhanh sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể và kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, cải thiện tình trạng bệnh. Ăn nhiều hoa quả, tăng cường vitamin nâng cao sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật. Giữ ấm cơ thể và lưu thông không khí trong phòng. Ngủ và nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả để khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Cuối cùng về vấn đề sử dụng thuốc, cần sự tư vấn của bác sỹ hoặc người có chuyên môn cho từng trường hợp bị cảm cúm. Không nên tự ý sử dụng tránh trường hợp bệnh vừa không khỏi lại thêm mệt người và tốn kém chi phí điều trị.
Cách đơn giản có sẵn là dùng nước lọc
Các bác sĩ khuyên rằng, khi bị cảm cúm, bạn hãy uống thật nhỉều nước có thể vì chúng sẽ giúp bạn khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn và gây ra cảm giác khó chịu. Bạn có thể uống các loại nước khác nhau như nước lọc, nước ép hoa quả hay nước canh. Tuy nhiên, nước ấm là tốt nhất dành cho bạn trong những ngày mắc bệnh cúm. Đặc biệt, súp gà hay cà phê đã được khử cafein sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn trong những ngày thời tiết chuyển lạnh.
Cần chú ý ăn uống để Bổ sung vitamin C và D giúp mau khỏi bệnh
Vitamin C sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể và là cách chữa bệnh cảm cúm hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Bạn nên ăn thật nhiều thực phẩm hay các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, đu đủ, uống nước chanh hay ăn canh súp lơ mỗi ngày để mau khỏi bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu, những tháng có ít ánh nắng mặt trời là những tháng mà tỉ lệ người mắc bệnh cảm cúm cao nhất. Vì vậy, bạn nên bổ sung 800-1000 IU viatmin D mỗi ngày từ cá hồi, các loại đậu, trứng và sữa để nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
Chữa cảm cúm bằng Gừng hiệu quả tốt
Đây là một gia vị chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày.
Cách làm đơn giản là lấy dừng tươi rủa sạch cạo cỏ đi sau đó xắt nhỏ và đun lên với nước trong 15 phút sau đó lọc bã đi để uống. Bạn có thể làm canh gừng thêm vào chút đường nâu vào uống trước khi đi ngủ. Nếu bị sốt cao banjc ó thể dùng gừng giã nhuyễn và đặp lên trán, ngực giúp hạ sốt tốt.
Cúc tần chữa cảm cúm hữu hiệu
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm…
Bài thuốc: Lấy 40g mùi tàu(mùi tàu có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.) , 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi. Thái nhỏ những thứ kể trên cho 400 ml nước vào sắc đến khi còn 100 ml. Lấy lượng thuốc sắc được uống trong lúc còn nóng, mỗi ngày hai lần. Sau khi uống, đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người xong sẽ thấy rất dễ chịu
Chữa cảm sốt bằng lá Cây tía tô
+ Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
+ Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
+ Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
+ Bài thuốc (chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu): Hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng, quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Dùng vỏ bưởi xông hơi chữa cảm cúm
Vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.
Bài thuốc: Lấy một nắm lá bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Cho tất cả các loại lá đó vào nồi, cho nước vào nấu sủi. Sau đó, dùng nước để xông.
Bài thuốc chữa cảm cúm bằng tỏi cực hiệu quả
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong tủ bếp nhà bạn, tỏi còn là cách chữa bệnh cảm cúm an toàn và hiệu quả bởi vì nó có khả năng kháng khuẩn và kháng virut. Việc ăn tỏi sống hay tỏi nướng sẽ giúp bạn dễ dàng đẩy lùi căn bệnh này.
+ Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500 ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.
+ Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần
+ Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.
+ Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
+ Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.
+ Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.
+ Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
+ Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
+ Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
Chữa cảm cúm hiệu nghiệm bằng nghệ mật ong và quất
Đây là bài thuốc "Quân bình âm dương" của giáo sư Bùi Quốc Châu được ông giới thiệu năm 1979, khiến những ai từng dùng đều ngạc nhiên vì sự đơn giản, an toàn, tính kinh tế và trên hết là hiệu quả của nó.
Bài thuốc này được bác sĩ chỉ định chữa các bệnh do nóng hay lạnh như cảm lạnh, cảm nóng, viêm mũi họng, viêm xoang…
Nguyên liệu
- Nghệ xà cừ (khi cạo vỏ thấy màu vàng sậm): Một củ bằng ngón chân cái người bệnh.
- Quất tươi xanh (không dùng quất chín): một quả. Quất có tính âm.
- Mật ong: 3 thìa cà phê (hoặc đường phèn).
- Nước nóng: 1/2 chén.
Cách thực hiện: Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú. Dùng xong có thể cất trong tủ lạnh để dùng tiếp. Uống đến khi hết triệu chứng bệnh.
Theo kinh nghiệm của các bệnh nhân, thông thường, tới cuối ngày thứ hai bệnh bắt đầu chuyển biến, các biểu hiện đau họng, sổ mũi bắt đầu thuyên giảm. Trong đa số trường hợp, cuối ngày thứ ba người bệnh khá lên rất nhiều. Nhiều cháu bé phải sang ngày thứ tư mới thấy cải thiện nhưng sau đó bệnh lui rất nhanh.
Lưu ý:
+ Với bệnh lạnh và người hư nhược, yếu ớt phải giảm liều quất xuống còn 1/2 quả.
+ Với bệnh nóng thì tăng liều quất lên thành 2 quả và giảm liều nghệ xuống còn 1/2 đốt ngón tay út.
+ Thuốc này thơm ngon và công hiệu nhưng cũng không nên lạm dụng vì sẽ bị phản tác dụng.
+ Dấu hiệu bệnh nhiệt (nóng): Không sợ trời lạnh, không sợ gió, không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.
+ Dấu hiệu bệnh hàn (lạnh): Ngược lại với các dấu hiệu trên, sợ khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu.
(ST)