Giò lụa chay đổi món cho gia đình ngày cuối tuần hoặc những ngày bận rộn rất thích hợp. Hãy dành chút thời gian làm giò lụa chay cho cả nhà nhé! Công thức sau giúp cho bạn có món giò lụa chay mịn mon hấp dẫn.
Cách làm gio lụa chay ngon đổi món cuối tuần
Nguyên liệu:
– Một bịch phù trúc lá (Tàu hũ ky hoặc váng đậu ) khoảng 400 gr ( loại khô, nếu tươi thì không cần ngâm )
– 2 muỗng thuốc muối hay còn gọi baking soda
– 1 nhánh boa rô phần củ, thái nhỏ
– 2 muỗng soup dầu ăn
– chút muối
– chút bột nêm chay hay bột ngọt tuỳ ý chọn lựa
– chút đường
– Một ít tiêu bột hay tiêu hột giã giập tùy ý
– Lá chuối và dây để gói
Cách Làm:
– Ngâm phù trúc lá + baking soda ngâm trong nước ấm vài giờ cho mềm, vớt ra xả sạch bỏ hết nước vàng đi, xả lại nước chót bằng nước sôi. Xả sạch thì làm chả trắng hơn.
– Đổ ra rổ , để ráo nước.
– Ướp muối và đường + bột ngọt hoặc bột nêm chay vào tàu hũ ky, để khoảng 15 phút cho thấm, sau đó vắt thật khô , xong cho tiêu hột giã giập + boa-rô đã phi thơm với dầu ăn vào trộn đều Nêm nếm cho vừa miệng .
– Để từng lá phù trúc đã ướp gia vị xếp chồng lên nhau lên lá chuối , bó tròn như đòn bánh tét, Phải gói thật chặt lấy dây buộc xung quanh . ( Đây là cách nhà chùa thường gói , còn một cách khác nữa là xắt nhuyễn tàu hủ ky rồi xào lên, xong gói chặt tay )
– Để giò lụa vừa gói xong vào nồi nước sôi, luộc khoảng 2 tiếng đồng hồ, vớt ra để nguội, cất tủ lạnh.
– Chả lụa để thật nguội mới cắt thì mặt chả mới mịn, đẹp .
Cách làm giò lụa hay cách làm giò bò, giò xào không hề khó, chỉ cần một chút tỉ mỉ, khéo léo, bỏ chút công sức là gia đình bạn sẽ có một cây giò thơm phức rồi đấy!
Mách nhỏ:
Cách làm giò lụa hay Chả lụa chay rất đơn giản nhưng chỉ có 1 điều các bạn cần lưu ý và phải thật lưu ý là khi luộc phù trúc lá phải luộc thật kỹ, phải luộc cho mềm không nhão, có nghĩa là miếng giòn muốn ngon không bị tách lớp là do lúc luộc phù trúc. Và điều đặc biệt lưu ý nữa là không bao giờ được xả lại nước lạnh sau khi luộc phù trúc. Bạn chỉ cần lưu ý 2 điểm đó là sẽ ra miếng giò ngon lành không bỡ, mà dai và rất mịn màng.
Món giò lụa chay vô cùng giàu vitamin và chất khoáng được chế biến với nguyên liệu chính là rau củ thiên nhiên sẽ làm các thành viên trong gia đình bớt bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, béo, uống quá nhiều rượu bia trong ngày tết đấy nhé !
Mời bạn tham khảo thêm một số món chay ngon dễ làm nhé
1. Bún chay:
Nguyên liệu:
– 1 kg bún tươi (4 người ăn).
– 2 bìa đậu phụ, 10 g nấm mèo, 1 củ cà rốt, bánh tráng chiên giòn.
– 1 trái dưa leo, hành ngò, đậu phộng rang, nước tương, đường, ớt.
Cách chế biến:
– Đậu phụ rán vàng, thái sợi. Cà rốt gọt vỏ, thái sợi. Nấm mèo ngâm mềm, thái sợi. Xào sơ cà rốt, nấm mèo, đậu phụ.
– Các loại rau rửa sạch, thái nhuyễn. Dưa leo bào mỏng.
– Giã nát ớt, tỏi, cho vào chén nước tương với ít đường để làm nước chan.
– Chần bún sơ qua nước sôi rồi cho vào bát. Cho dưa leo, các loại rau lên trên. Tiếp đến cho đậu phụ, nấm mèo, cà rốt, bánh tráng chiên giòn và đậu phụng rang lên trên. Chan nước tương vào, trộn đều rồi thưởng thức.
2. Gỏi cuốn chay:
Nguyên liệu:
– 1 xấp bánh tráng cuốn; 2 bìa đậu phụ; 1 lọn bún tàu.
– 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 10 g nấm mèo.
– Các loại rau diếp cá, húng quế, tía tô, lá hẹ. Tương đen, đậu phụng rang, ớt bằm.
Cách chế biến:
– Cà rốt, củ cải gọt vỏ, thái sợi rồi luộc chín. Nấm mèo ngâm nở mềm, thái sợi. Dưa leo gọt vỏ, thái sợi.
– Đậu phụ thái nhỏ, ráng vàng. Bún tàu ngâm nở mềm, cắt khúc ngắn. Các loại rau nhặt lá, rửa sạch.
– Phi thơm dầu, cho cà rốt, nấm mèo, củ cải vào xào sơ với ít nước tương, cho tiếp bún tàu vào trộn đều, tắt bếp.
– Làm mềm bánh tráng, trải ra đĩa, xếp các loại rau, dưa leo thái sợi lên trên. Tiếp đến cho hỗn hợp cà rốt, nấm mèo, củ cải… lên trên. Cuối cùng cho đậu phụ, lá hẹ lên rồi cuốn chặt tay. Ăn kèm với gỏi cuốn là chén tương đen có vị ngọt nhẹ.
3. Gỏi chay rong biển
Nguyên liệu:
– 2 bìa đậu phụ rán, 10 g bánh tráng chiên giòn. 20 g rong biển trắng. 1 lọn bún tàu.
– 1 quả xoài xanh, 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt.
– 10 g nấm mèo, rau răm, húng lủi, 1 bánh đa nướng (hoặc bánh phồng tôm). Hành tím, nước tương, ớt, đường.
Cách chế biến:
– Rong biển, nấm mèo ngâm nở mềm. Rong biển rửa sạch, chần sơ qua nước sôi. Nấm mèo chần qua nước sôi, thái sợi. Bún tàu ngâm nở mềm, chần sơ qua nước sôi.
– Đậu phụ thái nhỏ, rán vàng. Các loại rau rửa sạch thái nhuyễn.
– Xoài xanh gọt vỏ, bằm nhuyễn. Dưa leo, cà rốt gọt vỏ, thái sợi. Bóp sơ xoài, dưa leo, cà rốt với giấm. Nước tương pha với ớt bằm, đường để bóp gỏi.
– Lấy một thau nhỏ, cho xoài, cà rốt, dưa leo, rong biển, nấm mèo, bún tàu vào trộn đều với nhau. Tiếp đến cho đậu phụ, bánh tráng chiên giòn, các loại rau vào trộn đều. Sau cùng rưới đều nước tương lên, trộn lại cho thật đều. Gỏi chay rong biển ăn kèm với bánh đa nướng vừa ngon miệng vừa đỡ ngấy. Bạn có thể ăn kèm thêm nước tương nếu nhạt.
4. Lẩu nấm chay:
Nguyên liệu:
– 1 bó rau mồng tơi, 1 củ cà rốt, 2 bìa đậu phụ non.
– Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm rơm mỗi loại 100 g.
– Củ cải mặn, su hào, su su để nấu nước dùng. Muối, đường, hạt nêm chay.
Cách chế biến:
– Nấm kim châm, nấm rơm, nấm bào cắt bỏ gốc, rửa sạch nhiều lần với nước. Nấm đùi gà thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Rau mồng tơi rửa sạch và để ráo nước.
– Các loại củ gọt vỏ, thái khúc vừa ăn, rửa sạch. Đặt nồi lên bếp, làm nóng với một ít dầu thực vật, cho cà chua bằm vào để có màu đỏ đẹp mắt, sau đó cho nước lạnh vào đun sôi.
– Cho các loại củ vào và đun nhỏ lửa để lấy nước dùng. Vớt bỏ các loại củ, chắt nước dùng qua một nồi khác rồi đun sôi, cho vào ít nấm rơm. Đậu hũ non thái hình quân cờ cho vào nồi nước dùng. Nêm lại tí gia vị cho vừa ăn.
– Khi ăn, cho các loại rau, nấm vào và ăn kèm với bún tươi hoặc mì chay tùy thích.
Bí quyết để có món chay ngon
– Chọn lọc nguyên liệu giàu dinh dưỡng
Cần đảm bảo cho những món chay mà bạn dự định nấu phải có đầy đủ dưỡng chất. Hãy dùng các loại đậu, gạo thô và rau xanh có nhiều lá để đáp ứng nhu cầu chất sắt và protein. Đậu lăng, tàu hũ, đậu nành và các loại hạt là nguồn cung cấp can-xi dồi dào. Một bữa ăn chay hoàn hảo không thể thiếu các dưỡng chất và vitamin như B12 và vitamin D, vốn có rất nhiều trong những thực phẩm bổ dưỡng như bột yến mạch.
– Tránh nấu quá chín
Rau xanh là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn chay. Để giữ hương vị của các loại rau cũng như bảo quản được lượng chất dinh dưỡng quý giá có trong rau xanh, bạn không nên nấu món ăn quá chín. Thời gian cần thiết để nấu các loại rau xanh không quá 15 phút. Một số cách nấu có thể giúp giữ được chất dinh dưỡng khá tốt trong rau như nướng vỉ, hấp hoặc xào sơ, thậm chí có thể ăn sống.
Đối với những thực phẩm khác, chỉ cần nấu đến khi chúng vừa chín tới. Điều này không chỉ giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất mà còn khiến thức ăn không bị khô và nhạt.
– Ít béo
Cố gắng giữ hương vị tự nhiên và các dưỡng chất trong rau xanh, gạo, ngũ cốc, đậu… bằng cách sử dụng ít chất béo khi nấu. Đừng nghĩ rằng việc cho thật nhiều bơ hoặc vài lòng đỏ trứng sẽ giúp những món ăn thiếu thịt trở nên đẹp mắt hơn, điều này sẽ chỉ làm cho các món chay mất đi hương vị thơm ngon vốn có từ các nguyên liệu thực vật.
– Sử dụng các sản phẩm chay
Bạn có thể dễ dàng nấu các món ăn yêu thích, qua việc sử dụng các sản phẩm được chế biến dành riêng cho việc nấu món chay. Ví dụ, những sản phẩm thịt chay được làm từ đậu nành sẽ thay thế cho các loại thịt động vật trong món ăn. Những sản phẩm phục vụ cho việc nấu món chay rất đa dạng và được bán nhiều trong các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm…
– Chế biến nước dùng chay
Đối với món chay, nước dùng làm từ rau củ sẽ thay thế cho các loại nước dùng làm từ thịt.
Ngoài ra, rượu vang cũng là một lựa chọn tốt thay thế cho các loại nước dùng thịt. Hãy dùng vang đỏ cho những món chay có mùi vị đậm và rượu vang trắng dành cho những món có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Bí quyết để có món chay ngon là phải làm sao giữ được hương vị thự nhiên của các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Hi vọng một số bí quyết trên sẽ giúp bạn chế biến được những món chay vừa thơm ngon vừa đảm bảo dưỡng chất.
(ST)