CÁCH HỌC LỊCH SỬ DỄ NHỚ THÚ VỊ
Làm sao để học môn lịch sử dễ nhớ các sự kiện, các con số là vấn đề của nhiều bạn học sinh. Hãy tham khảo những mẹo nhỏ là kinh nghiệm của những bạn học sinh giỏi môn Sử dưới đây để học tập nhé!
Hướng dẫn một số cách học Môn Sử dễ nhớ nhất
1. Hãy học lịch Sử vào thời gian thoải mái nhất
Thời gian học cũng rất quan trọng. Môn Sử là một môn khó nhớ, nên hãy học vào những lúc tâm trạng thoải mái nhất. Đặc biệt, không nên học vào lúc tâm trạng không thoải mái, căng thẳng vì khi đó càng học càng đau đầu mà cũng không nhớ được.
Phải biết tận dụng thời gian để học một cách tối đa. Nếu bạn đã học thuộc bài đó rồi, hôm sau hãy xem qua bài cũ rồi mới học bài mới. Bạn có thể đọc to lên để học thuộc nếu cần, hoặc không chỉ lẩm nhẩm trong đầu cũng được. Tất nhiên là hãy sử dụng cách học nào theo bạn là hứng thú và giúp bạn dễ thuộc bài nhất.
2. Cần đơn giản hóa những con số
Để học tốt môn sử phải nắm được kiến thức cơ bản và các ý chính trong bài giảng của giáo viên trên lớp.Thừa nhận chương trình môn sử có nặng nội dung với nhiều số liệu và thiếu hình ảnh, nhưng các em học sinh đều cho biết, nếu thực sự nắm được các vấn đề trong bài và biết cách học thì ôn sử không quá khó.
Ngoài sách giáo khoa, tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo, nhất là các mẩu chuyện lịch sử. Theo Thúy, cách học này vừa giúp kiến thức lịch sử của em thêm phong phú, vừa khiến cho môn sử sinh động hơn, dễ nhớ hơn.
Để nhớ các mốc sự kiện, những số liệu nên gắn với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày lễ Tết…
3. Học lịch sử nên vạch ý chính theo sơ đồ
Cùng với việc nhớ được các số liệu chuẩn xác thì nắm được kiến thức lịch sử một cách hệ thống cũng là thách thức với rất nhiều học sinh. Học sử cũng có công thức, tìm ý chính, sau đó tìm ra các ý nhỏ hơn,
ví dụ cụ thể, chẳng hạn như học về sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì phải hiểu các vấn đề liên quan như hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân để thành lập Đảng vào thời điểm đó mà không phải thời điểm khác, việc thành lập Đảng có vai trò, tác động gì đến các sự kiện tiếp theo…
Học theo hệ thống luôn ghi nhớ các sự kiện, học theo các chủ đề xuyên suốt chiều dài lịch sử để so sánh giữa các thời kỳ. Để hiểu thêm về nội dung bài học, phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề, tự đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời để tạo được hứng thú khi học.
Để nhớ sự kiện và mốc thời gian xảy ra sự kiện đó, nên lập bảng niên biểu ngắn gọn bao gồm một cột là mốc thời gian, một cột là tên sự kiện, làm như vậy các em sẽ ghi nhớ tốt hơn.
Với một chiến dịch, cuộc khởi nghĩa nào các em nên học theo tiến trình chung. Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn. Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in.
Một mẹo nhỏ nữa là các em hãy gắn các tờ giấy ghi sự kiện lên chỗ nào mà mình hay nhìn thấy nhất (tủ lạnh, cửa sổ, mặt bàn học) để thường xuyên nhìn thấy nó, sẽ giúp ghi nhớ tự nhiên nhất.
4. So sánh cách sự kiện với nhau để nhớ lâu
Học Lịch sử bằng cách so sánh các sự kiện với nhau cũng là cách để nhanh nhớ, nhớ lâu. Ví dụ khi học về giai đoạn lịch sử từ 1961- 1975, nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập chung trên.
Trong học tập Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó các em nên tập cho mình cách “nhớ tương đối”. Tức là trong sự kiện không nhất thiết phải nhớ ngày mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là vào nhớ năm và khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ cuối năm 1925, thu- đông năm 1947. Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình Lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như các mốc thời gian mùng 2 tháng 9 năm 1945 hoặc 30 tháng 4 năm 1975…
5. Phải biết xâu chuỗi các sự kiện
Tuy nhiên các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu bạn tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ từ sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên…
Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn.
Ngoài ra, để dễ nhớ, các bạn nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản… Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và hãy nhớ là chỉ viết tóm tắt nội dung chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc nào cũng có thể… liếc qua.
Sau khi học, bạn ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau. Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện vì dễ bị nhầm. Do đó bạn nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà mình biết. Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì nên liên tưởng đến.Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, nên bỏ qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt. Đừng tham quá nhiều chi tiết .
Phần Lịch sử Việt Nam
Chương trình thi là thời kỳ 1919 – 2000. Thời kì này sẽ được chia thành nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có các sự kiện nổi bật. Chính vì vậy, các bạn nên học theo một cấu trúc chung cho tất cả các giai đoạn lịch sử như sau:
+ Nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì?
+ Nhiệm vụ cốt lõi của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn này là gì?
+ Có những sự kiện tiêu biểu nào? Sự kiện nào tiêu biểu nhất ?
Chiến thắng Điện Biên Phủ sự kiện nổi bật của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954
Ví dụ:
Giai đoạn từ 1919 – 1930
Nội dung chính, nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam cần phải giải quyết là quá trình đấu tranh để xác lập khuynh hướng cứu nước mới khi ngọn cờ phong kiến đã thất bại và khuynh hướng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
Kiến thức khởi đầu làm tiền đề cho nhiều vấn đề khác của giai đoạn này là chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp liên quan đến: sự chuyển biến về kinh tế và sự phân hóa xã hội, phong trào yêu nước, phong trào công nhân, hoạt động cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Sự kiện kết thúc cho giai đoạn này là việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930 ) đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng cứu nước vô sản và sự xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản, là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, vấn đề cốt lõi nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là quá trình chuẩn bị thành lập Đảng về tư tưởng chính trị và tổ chức.
Phần lịch sử thế giới
Cách học dễ nhớ nhất là ôn tập theo từng vấn đề trên cơ sở bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000. Để tránh sự nhầm lẫn về kiến thức và sự kiện, bạn nên lập biểu những sự kiện chính theo từng vấn đề và sơ đồ hoá kiến thức theo từng nội dung chủ yếu sẽ hiệu quả hơn.
6. Làm bài thi môn Lịch sử cần lưu ý:
+ Để làm tốt bài thi môn Lịch sử, trước hết phải chăm chỉ học tập, nắm thật vững kiến thức, và đừng học theo kiểu cầu may.
+ Khi trình bày bài chữ viết cần viết rõ ràng (nhiều bạn chữ rất xấu, thậm chí là sai lỗi chính tả rất nhiều), bài viết sạch đẹp. Hình thức tuy không quyết định nội dung, nhưng cũng là rất cần với những môn khoa học xã hội.
+ Khi làm bài, trước khi viết phần trả lời cho từng câu hỏi, nên viết ra giấy nháp những ý chính, ý nhỏ cho từng câu hỏi để đảm bảo đủ ý.
+ Nên lựa chọn những câu hỏi dễ làm trước, khó làm sau; câu hỏi có nội dung cụ thể trước, tổng hợp sau.
+ Với những câu hỏi tổng hợp, cần lựa chọn những nội dung tiêu biểu, sự kiện tiêu biểu và có tính khái quát cao, tránh sa đà vào mô tả chi tiết.
+ Với những câu lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, nên lựa chọn những sự kiện lớn có ảnh hưởng đến chung cuộc không nên lựa chọn những sự kiện nhỏ không mang tính tiêu biểu.
(ST)