CÁCH TÌM VIỆC CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Nhiều người cho rằng sở dĩ sinh viên mới ra trường những năm gần đây rất khó xin việc là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn là sinh viên sắp ra trường, hãy tham khảo những cách tìm việc sau đây để nhanh chóng tìm được một công việc như mong muốn.
1. Bắt đầu tìm việc sớm
Nhiều bạn sinh viên muốn nghỉ ngơi vài tháng sau khi tốt nghiệp. Nhưng qua trình tìm viêc và tuyển dụng có thể kéo dài hàng tháng trời, đặc biệt với những ứng viên không có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, các bạn sinh viên mới tốt nghiệp nên khởi động quá trình tìm việc càng sớm càng tốt.
Trong thời đại Internet ngày nay, rất dễ dàng để bạn có thể tìm thấy các thông tin tuyển dụng ngay trên mạng. Hiện nay tại Việt Nam có trên 50 trang thông tin việc làm trực tuyến. Nhưng quá nhiều thông tin cũng khiến sinh viên mới ra trường khó chọn lọc được thông tin tuyển dụng xác thực, tránh bị lừa đảo và phù hợp với bản thân.
2. Lựa chọn công việc phù hợp
Công việc phù hợp không chỉ là ngành nghề mà bạn muốn tham gia mà còn là công ty mà bạn muốn bắt đầu. Nếu bạn chọn nơi bắt đầu công việc là một công ty lớn, bạn nên xác định rằng có thể sẽ phải chờ đợi lâu hơn bởi số lượng công ty có quy mô lớn tại Việt Nam chỉ chiếm gần 2,3 % trong tổng số các doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp lớn đòi hỏi trình độ, kỹ năng rất cao, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên giàu kinh nghiệm khác.
Ngược lại, nếu bạn chọn nơi bắt đầu sự nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bạn sẽ có khả năng xin được việc nhanh hơn. Bạn cũng có thể học hỏi và tích lũy được không ít kinh nghiệm. Dành từ 1 – 3 năm cho việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp sau này
3. Chuẩn bị hồ sơ xin việc
CV mô tả quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và thư xin việc là những yếu tố quan trọng bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc. Sinh viên mới ra trường nếu có quá ít kinh nghiệm làm việc thì việc đưa tất cả kinh nghiệm vào có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy một vài kỹ năng của ứng viên. Hồ sơ cần thể hiện được năng lực, phẩm chất cá nhân phù hợp vị trí đang ứng tuyển cũng như niềm yêu thích, đam mê với công việc.
Mỗi công việc cần những phẩm chất riêng nên ban đừng sử dụng một bản CV cho tất cả các ngành nghề ứng tuyển. Bạn nên kiên trì không từ bỏ sau một vài lần thất bại để tìm kiếm một công viêc dễ dàng hơn nhưng trái ngành, trái nghề và không hề yêu thích.
4. Không từ chối cơ hội thực tập khi không còn là sinh viên
Nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp nghĩ rằng họ không thể làm nhân viên thực tập. Nhưng đây có thể là cơ hội giúp các bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong khi tiếp tục tìm kiếm một công việc toàn thời gian. Ngoài ra, nếu hoàn thành tốt thời gian thực tập, nhiều bạn sẽ được tuyển dụng thành nhân viên chính thức.
5.Luyện tập kỹ năng phỏng vấn
Hãy dành thời gian chuẩn bị và thực hành những câu hỏi phỏng vấn. Những người lần đầu tiên đi làm sẽ có rất ít kinh nghiệm, vì vậy chuẩn bị càng kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn càng tốt.
Hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kĩ về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Đừng quên “mài sắc” những kĩ năng trả lời phỏng vấn cần có. Vòng phỏng vấn thường là cửa ải cuối cùng trước khi đến với công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.
Nhà quản lý muốn nhìn thấy những nhân viên chuyên nghiệp chứ không phải những cô cậu sinh viên ở trường đại học. Vì vậy, những ứng viên thể hiện được sự trưởng thành và tác phong chuyên nghiệp sẽ dễ ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
6. Tận dụng các mối quan hệ
Hãy cho bạn bè, những người thân quen được biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm ở một lĩnh vực nào đó. Cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề, hoặc người bạn tin rằng có thể giúp bạn trong quá trình xin việc. Đừng quên kết bạn và gây ấn tượng tốt trong quá trình bạn làm thực tập ở một đơn vị nào đó.
Tận dụng các mối quan hệ luôn được coi là cách tìm việc nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng với các bạn sinh viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm làm việc và tìm việc. Bạn bè, đồng nghiệp hay quản lý ở nơi thực tập cũ…đều có thể là người đem đến cơ hội việc làm tuyệt vời.
7. Tham dự các hội chợ việc làm
Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những hội trợ hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương. Đó là dịp tốt nhất để bạn quan sát thị trường tuyển dụng, nắm rõ những công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
(ST)