Cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ TẠI NHÀ

Việc nuôi dạy trẻ tự kỷ thường rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì cao và cách chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách của phụ huynh. Cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng. Các bậc phụ huynh tham khảo một số cách chăm sóc trẻ tự kỷ của cachlam.org để chăm sóc bé tốt hơn.

 

 1. Tìm hiểu bệnh tự kỷ của trẻ

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ

Bệnh tự kỷ (tiếng Anh là autism) là sự rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển tự nhiên của con người.  Tự kỷ là tự phong tỏa, là biểu hiện của sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh được thể hiện qua sự sút kém trong khả năng hòa nhập xã hội.

– Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, có thể  xẩy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.

– Chứng tử kỷ làm cho đứa trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì các hành động tự gây hại, và quậy phá của trẻ.

 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

– Trẻ đã 1 tuổi nhưng vẫn không có dấu hiệu tập nói, không có hành động gây chú ý của người khác
– Không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ bình thường.
– Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không biểu  cảm.
– Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi.
– Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi.
– Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc thiết lập quan hệ xã hội không có hứng thú kết bạn, không chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những trẻ này
– Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay,
– Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên, bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.
– Không thích người khác động chạm vào người.
– Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.
– Không phản ứng khi được gọi tên.
– Có các hành vi hoặc cử động lặp đi lặp lại, chẳng hạn đu đưa, xoay mình hoặc tự làm tổn tương mình. Chỉ thích 1 hay vài trò chơi.
– Không quan tâm đến hoặc ác cảm với các hoạt động thể chất
-Thể hiện, hành động rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.

 

3.Cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

Tạo ra một môi trường an toàn và nhất quán

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ

– Luôn nhất quán trong cách dạy trẻ: Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường phải mất 1 thời gian dài để có thể thích nghi được với những gì chúng vừa được học khi bị chuyển từ một bối cảnh này sang một bối cảnh khác. Vì vậy tạo ra một môi trường giống nhau cho trẻ sẽ là cách tốt nhất để củng cố những gì chúng học được.

– Cố định một thời gian biểu: Trẻ tự kỷ thường đạt kết quả tốt nhất khi làm theo một thời gian biểu cố định. Vì vậy, cha mẹ nên tạo ra một thời gian biểu cho trẻ với các khung giờ không thay đổi cho các bữa ăn, giờ trị liệu, giờ học ở trường và giờ đi ngủ.

– Tuyên dương những hành vi tốt: Cha mẹ nên cố gắng động viên để trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được. Hãy tuyên dương con khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới, và cha mẹ nên chỉ ra một cách cụ thể hành vi nào của chúng đáng được khen.

– Tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ: Cha mẹ nên dành riêng ra một không gian riêng tư trong nhà để con có thể thư giãn và cảm thấy an toàn. Cha mẹ cần phải sắp xếp và tạo ra các ranh giới bằng những cách con có thể hiểu được.

Tạo ra môi trường xã hội cho trẻ: Hướng dẫn cho con về các giao ước xã hội bằng các trò chơi đóng giả vai này vai kia và khuyến khích cổ vũ các con diễn đạt tình cảm với cha mẹ, gia đình, anh em bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt. Tập cho con những cách ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, … qua các tình huống khác nhau. Khi các con có những hành động không thích hợp cần phải có hình thức phạt rõ ràng và thường xuyên.

Sử dụng những kênh phi ngôn ngữ để giao tiếp với trẻ

– Hãy chú ý đến những tín hiệu phi ngôn ngữ: Phụ huynh hãy chú ý quan sát để nhận ra những tín hiệu phi ngôn ngữ mà trẻ tự kỷ thường dùng để giao tiếp, vào những âm thanh mà trẻ tạo ra, biểu hiện trên khuôn mặt và những cử chỉ mà trẻ thường làm khi đứa trẻ cảm thấy mệt, đói hay muốn đòi một thứ gì đó.

– Nhận ra điều trẻ mong muốn đằng sau mỗi lần trẻ cáu giận: Khi trẻ tỏ ra cáu giận, có nghĩa là vì cha mẹ đã không hiểu được những tín hiệu phi ngôn ngữ của trẻ. Vì thế, khi trẻ tỏ ra tức giận có nghĩa là trẻ đang muốn bộc lộ nỗi bực dọc của mình và cố gắng thu hút sự chú ý từ cha mẹ

– Dành thời gian vui chơi nhiều hơn: Đối với cả trẻ tự kỷ và các bậc cha mẹ, cuộc sống có nhiều thứ để quan tâm hơn là chỉ các buổi trị liệu. Cha mẹ nên tìm ra những cách để cùng chơi với con, mà có thể khiến trẻ thích thú, thoải mái và thoát khỏi sự rụt rè nhút nhát thường thấy.

– Chú ý đến sự nhạy cảm về các giác quan của trẻ: Trẻ mắc chứng tự kỷ thường rất nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, xúc giác, hương vị, và mùi. Một số trẻ tự kỷ khác lại gặp vấn đề phản xạ kém với các kích thích cảm giác.

– Vì vậy cha mẹ nên tìm ra những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, chuyển động, và xúc giác nào có thể gây ra phản ứng không tốt hoặc những hành vi gây rối của con bạn và những gì có thể tạo ra một phản ứng tích cực.

Chọn phương pháp điều trị tự kỷ phù hợp với trẻ

Có rất nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau trong việc điều trị bệnh tự kỷ. Các bậc phụ huynh cần tiến hành nghiên cứu, nhận biết những nhu cầu cá nhân của trẻ để cùng và cuối cùng là nói chuyện với các chuyên gia điều trị tự kỷ để tìm ra phương pháp phù hợp với trẻ.

Trẻ tự kỷ thường khư khư giữ lấy những thông lệ mà chúng tự lập ra. Có những gia đình không thể mời khách đến dùng bữa vì đứa bé luôn la hét nếu việc sắp xếp chỗ ngồi trong bàn ăn bị thay đổi theo bất kỳ kiểu nào. Các bậc cha mẹ cần phải sắp xếp cho cuộc sống của trẻ có sự trật tự và khuôn phép. Khi còn nhỏ, trẻ cần có những vật riêng như ghế, chén, chỗ ngồi riêng, đồ chơi riêng. Tuy nhiên, cần phải dứt khoát không cho trẻ tiếp tục những thông lệ không hợp lý.

Một số trẻ tự kỷ luôn cảm thấy căng thẳng, lo sợ và hầu hết đều thỉnh thoảng phát sinh nỗi sợ về các vật vô hại. Hành vi sợ có thể bắt đầu xuất hiện do sợ hãi nhưng dần dần thành thói quen. Để thay đổi hành vi, có thể cho trẻ tiếp xúc dần dần với tình huống gây sợ hãi…

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ

Lựa chọn một chế độ dinh dưỡng khoa học, có sự kết hợp đầy đủ giữa các chất góp phần cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ. 

– Chọn chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý của nhiều dưỡng chất khác nhau.

– Nói không với sữa và những thức ăn chứa thành phần là sữa động vật. Tránh cho trẻ ăn các loại ngũ cốc như bắp, yến mạch, lúa mì, lúa mạch…

 – Hạn chế ăn những đồ hải sản.

– Ăn nhiều những thực phẩm chứa nhiều đạm, chất xơ, vitamin.

–  Ăn nhiều trái cây, nhất là những quả mọng tươi vì chúng chứa nitrilosides cần thiết trong việc giải độc cơ thể. 

– Thêm vào càng nhiều hành tây, tỏi trong món ăn của bé càng tốt. Hành tây kích thích bé miễn dịch, tỏi có khả năng chống nấm, ký sinh trùng và virus. Dầu oliu giàu axit oleic giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Không ép trẻ ăn đúng giờ: việc cha mẹ muốn đứa trẻ tự kỷ phải ăn đúng giờ, ngồi vào bàn ăn cùng gia đình có thể quá sức của trẻ. Thay đổi món ăn một cách từ từ để trẻ quen với sự thay đổi này.

Giấc ngủ cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ

Tập cho trẻ ngủ vào một giờ cố định, đưa ra dấu hiệu đến giờ ngủ bằng hình ảnh hoặc đồng hồ…không cho trẻ xem tivi đến khi buồn ngủ mới cho trẻ vào giường, nếu trẻ thích xem chương trình tivi đó thì chúng ta thu lại và phát lại sau. Nếu muốn trẻ ngủ sơm hơn hay muộn hơn thì phải thay đổi từ từ từng bước một.

Nếu cần sử dụng thuốc an thần thì phải thật cẩn thận, nên sử dụng theo đơn của bác sĩ vì các khuyết tật trên não khác nhau nên rất phức tạp.

Quan tâm đến bé nhiều hơn

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ

Thường xuyên quan tâm chăm sóc bé để tạo sự thân mật cần thiết. Phụ huynh không nên la mắng hay đánh đập trẻ tự kỷ. Giữ cho bé tâm lý thoải mái, không nên thúc ép trẻ, thường xuyên chú ý đến những biến động tâm lý của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trẻ tự kỷ thường không chơi với bạn bè nên bạn hãy chơi cùng bé, chơi những trò chơi đơn giản kích thích sự phát triển của não bộ, vận động nhẹ nhàng

(ST)

Cách làm thú vị khác
Cách làm lành với người yêu cực hiệu quả
Cách làm lành với người yêu cực hiệu quả

 CÁCH LÀM LÀNH VỚI NGƯỜI YÊU CỰC HIỆU QUẢ   Các cách làm lành với người yêu rất hiệu quả Read more

Cách làm bạn gái hết buồn chán và vui vẻ trở lại
Cách làm bạn gái hết buồn chán và vui vẻ trở lại

 CÁCH LÀM BẠN GÁI HẾT BUỒN VÀ VUI VẺ TRỞ LẠI    Bạn gái của bạn đang gặp chuyện buồn, Read more

Cách làm tinh thần thoải mái trong cuộc sống đầy áp lực
Cách làm tinh thần thoải mái trong cuộc sống đầy áp lực

 Đầu óc căng thẳng sẽ dễ làm bạn bị Strees và kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe. Giữ Read more

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè chuẩn nhất
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè chuẩn nhất

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH MÙA HÈ TỐT NHẤT Trẻ sơ sinh khi mới chào đời  thể trạng còn non Read more

Cách làm lành với 12 chòm sao khéo léo, hiệu quả
Cách làm lành với 12 chòm sao khéo léo, hiệu quả

CÁCH LÀM LÀNH VỚI 12 CHÒM SAO KHÉO LÉO, HIỆU QUẢ   Cách làm lành với 12 chòm sao hiệu Read more

Các cách làm lành với vợ giúp tình cảm thêm mặn nồng
Các cách làm lành với vợ giúp tình cảm thêm mặn nồng

CÁC CÁCH LÀM LÀNH VỚI VỢ GIÚP TÌNH CẢM THÊM MẶN NỒNG   Hai người khác biệt sống với nhau Read more

Cách làm lành với 12 cung hoàng đạo hiệu quả nhất
Cách làm lành với 12 cung hoàng đạo hiệu quả nhất

CÁCH LÀM LÀNH VỚI 12 CUNG HOÀNG ĐẠO TỐT NHẤT Cách làm lành với các chòm sao  hiệu quả. Mỗi Read more

Cách làm tăng chiều cao cho bé hiệu quả và khoa học
Cách làm tăng chiều cao cho bé hiệu quả và khoa học

CÁCH LÀM TĂNG CHIỀU CAO CHO BÉ KHOA HỌC NHẤT   Làm cha mẹ luôn mong muốn cho con phát Read more

Viết một bình luận

DMCA.com Protection Status