CÁCH LÀM SỮA CHUA CHO BÉ DƯỚI 1 TUỔI AN TOÀN CHO MẸ YÊN TÂM
Cách làm sữa chua an toàn cho bé dưới 1 tuổi được các bà mẹ rát quan tâm vì độ tuổi này cần lưu ý đặc biệt về thực phẩm cho bé phát triển tốt. Hãy yên tâm làm sữa chua theo công thức sau đảm bảo an toàn cho bé nhé!
Hướng dẫn một số cách làm sữa chua cho bé dưới 1 tuổi an toàn
Cách 1: Làm sữa chua cho bé bằng sữa đặc
Chuẩn bị:
- Sữa đặc có đường: 1 hộp
- Sữa chua làm men: 1 hộp
- Nước đun sôi để nguội: 2 lon sữa
- Nước sôi: 1 lon sữa
- Sữa bột: 3 muỗng canh
Thực hiện:
1. Đổ sữa đặc ra bát to, cho thêm 3 thìa sữa bột.
2. Pha 1 lon nước sôi, khuấy cho tan đều sữa đặc trong lon.
3. Tiếp tục cho 2 lon nước đun sôi để nguội.
4. Cho hộp sữa chua lên men vào khuấy đều
5. Cho hỗn hợp đã chế vào các cốc hay lọ thủy tinh và hẹn giờ ủ.
Tùy theo đô chua bạn mong muốn, có thể điều chỉnh thời gian ủ như sau: 4-6h cho mùa hè, 5-8h cho mùa đông.
Mẹo để ủ sữa chua cho bé
– Đặt nồi đựng hũ sữa chua trong nơi có bóng đèn vàng chiếu trực tiếp.
– Đặt nồi đựng hũ sữa chua trên một cái chăn điện.
– Bọc nồi trong một cái chăn.
6. Sau khi ủ xong, cho sữa chua vào các cốc nhỏ, đặt vào ngăn mả tủ lạnh khoảng 2 tiếng và sử dụng.
Cách 2: Làm sữa chua cho bé bằng sữa tươi
Nguyên liệu :
- sữa tươi 1 lít
- Sữa chua 1 hộp
- Sữa bột 2 thìa
- Đường 3-4 thìa
Thực hiện:
1. Lấy 1/3 hộp sữa tươi + 2 thìa sữa bột + 2 thìa đường , quậy cho tan rồi đem đun sôi, sau đó đổ vào 2/3 hộp sữa tươi còn lại + hộp sữa chua làm giống, quấy đều, đổ vào ly .
2. Ủ bằng nước nóng già (khoảng 45oC), thời gian khoảng 4tiếng , thấy mặt sữa đông lại là đạt, nếu muốn chua hơn thi để thêm thời gian. Kết quả mịn như kem và rất ngon, vệ sinh lại rẻ nữa.
3. Có thể dùng 1 hộp xốp, sau đó gắn vào đấy bóng đèn tròn 25V để ủ nên rất tiện không phải đun nước sôi (vì làm liên tục và lâu dài cho con.
Lưu ý : Nếu các bạn muốn sữa thật sự mịn như sữa chua của các hãng thì trước khi đổ ra ly nên đổ ra cái rây để lọc.
4. Nếu làm sữa chua trắng đã thành thạo, các bạn có thể cắt nhỏ trái cây tươi như dâu, nho …. để làm sữa chua trái cây.
Tham khảo thêm cách cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sữa chua đúng cách
Sữa chua nên bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên cho trẻ ăn khi quá lạnh. Hãy lấy sữa chua khỏi tủ lạnh từ 15 đến 20 phút trước khi cho trẻ ăn.
Sữa chua có thể kết hợp với tất cả các loại thực phẩm.
Sữa chua được kết hợp với một số loại thực phẩm khác sẽ mang lại hương vị tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, họ có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua. Các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt mẹ cũng không nên cho bé ăn với sữa chua vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí tử vong. Đổi lại sữa chua rất phù hợp với các loại thực phẩm tinh bột cho bữa ăn sáng như gạo, mì, bánh bao, bánh mì…Mẹ cũng có thể thử trộn sữa chua với:
– Táo
– Đào
– Chuối
– Khoai lang
– Bơ
– Bí đỏ
Thời điểm cho trẻ ăm sữa chua
Nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát triển ở điều kiện nồng độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, còn sau khi ăn, dạ dày được co bóp mạnh nên độ pH có thể tăng lên từ 3 – 5, đây chính là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi hoạt động phát huy tác dụng tối ưu.
Trước khi đi ngủ cũng là lúc thích hợp vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.
Lưu ý:
Cho trẻ súc miệng ngay sau khi ăn sữa chua vì các vi khuẩn có lợi phát triển mạnh nên cũng dễ làm hỏng men răng của trẻ.kì cần thiết để trẻ mau lớn và phát triển chiều cao tối ưu mà trong mỗi hộp sữa chua 250mg có chứa tới 370mg Canxi (cao hơn cả trong sữa tươi) nên việc cho trẻ dùng sữa chua thường xuyên là rất tốt (Các mẹ có thể tham khảo cách làm sữa chua để tự làm cho con mình ăn). Ngoài Canxi, sữa chua còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho trẻ như B2, B12… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ nên ăn sữa chua mỗi ngày với liều lượng như sau:
– 6 – 8 tháng: 50g/ngày.
– 1 – 2 tuổi: 80g/ngày.
– Trên 2 tuổi: 100g/ngày.
(ST)