CÁCH LÀM SỮA CHUA ĐẬU NÀNH THƠM NGON NHẤT
Sữa chua được làm từ đậu nành có hương vị thơm ngon đặc biệt. Các công thức làm sữa chua đậu nành đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có món sữa chua đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức.
Hướng dẫn một số cách làm sữa chua bằng sữa đậu nành thơm ngon
Cách 1: Cách làm sữa chua đậu nành
Nguyên liệu:
- 300g hạt đậu nành
- 200g sữa chua cái (sữa chua đóng hộp, loại không đường càng tốt, không dùng loại vị trái cây sẽ khó đông). Với người ăn chay, dùng 1 gói men khô làm sữa chua mua ở các cửa hàng, siêu thị bán thực phẩm nhập khẩu.
- 200g đường
- 2muôi canh sữa đặc (nếu dùng được sữa bò và muốn thành phẩm dẻo hơn)
Cách làm:
1. Tiệt trùng các hũ thuỷ tinh đựng sữa chua bằng cách rửa sạch, tráng nước sôi, phơi khô hay bỏ vào lò vi sóng quay tốc độ trung bình vài phút. Tiệt trùng nồi, muôi, thìa và các dụng cụ làm sữa chua bằng cách rửa sạch, tráng nước sôi, để khô. Nếu dụng cụ làm không sạch, sữa chua sẽ nhớt và không đảm bảo vệ sinh.
2. Đậu nành rửa sạch, ngâm nhiều nước 8-10 tiếng cho tróc vỏ xong rửa lại, đãi sạch vỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay cùng 1 lít nước. Vắt qua khăn vải sạch vài lần để được sữa đậu mịn không cặn. Nếu không có thời gian, có thể sử dụng sữa đậu đóng hộp. Đun sôi sữa lửa nhỏ, khuấy liên tục để không sôi trào, để sôi chừng 5-7 phút.
3. Để sữa nguội đến khoảng 50 độ C, bỏ đường vào khuấy tan. Không nên bỏ đường ngay khi sữa sôi, sẽ khó tiêu hơn. Thêm sữa đặc nếu thích.
4. Chờ sữa nguội xuống đến 40-45 độ. Để đo nhiệt chính xác, đảm bảo nhiệt độ lên men tốt nhất, nên dùng nhiệt kế đo độ nước. Nếu thử bằng tay, dùng ngón tay sạch nhúng vào sữa, nếu thấy ấm hơn nước tắm em bé một chút là được.
5. Hũ sữa chua làm cái khuấy đều. Múc 1 muôi canh sữa từ nồi sữa đậu đổ vào hũ sữa cái, trộn đều, sau đó mới đổ hết vào nồi để tránh lợn cợn. Khuấy nhẹ theo một chiều.
Nếu dùng men khô hoà men khô với một phần nhỏ sữa cho đều rồi hoà hết với sữa trong nồi.
6. Rót vào hũ. Hớt bọt cho mặt sữa khi đông sẽ đẹp.
7. Cách ủ: Nếu có máy làm sữa chua, bỏ các hũ sữa chua vào máy, cắm điện theo hướng dẫn.
Ủ bằng lò vi sóng và lò nướng: bật lò 2-3 phút ở tốc độ rã đông với lò vi sóng và 100 độ C với lò nướng, tắt lò, xếp các hũ vào, đóng cửa, khoảng 1-2 tiếng lại bật 1-2 phút như lúc mới cho vào ủ.
Có thể ủ thủ công: Xếp các hũ vào một nồi lớn hay thùng xốp, rót nước ấm đến 2/3 hũ, đậy kín nắp. Khi nước nguội nên thay nước hay đem cả nồi phơi nắng sẽ mau đông hơn.
8. Ủ 6 – 10 tiếng tuỳ thời tiết đến khi sữa chua đông chắc, xắn thử thấy mịn, nếm vị chua vừa, nghiêng thìa sữa không rớt ngay và lật úp hũ không đổ.
9. Sữa chua đậu nành có thể để tủ lạnh ngăn mát dùng trong 1 tuần đến 10 ngày.
Cách 2:
Nguyên liệu:
- 400g đậu tương hạt
- Men cái
- Đường vừa miệng ăn (có thể không cho đường đối với những ai muốn giảm cân hoặc bệnh tiểu đường).
Thực hiện:
1. Đậu tương rửa sạch, ngâm từ 6 – 8 giờ cho hạt đậu nở hết. Vớt ra để ráo nước.
2. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1 lít nước.
3. Chuẩn bị nồi sạch, khăn xô sạch để lọc lấy nước đậu.
Chú ý lọc kỹ nước đậu thì sữa chua mới mịn không bị lợn cợn.
4. Nước đậu vừa lọc được đem đun sôi trong khoảng 15 phút. Vớt hết bọt trong quá trình sữa đậu sôi.
5. Tắt bếp và để sữa đậu âm ấm khoảng 40 – 45 độ C thì thêm đường vừa miệng ăn (nếu làm sữa chua không đường thì bỏ qua khâu này) cho men ra bát con.
Thêm một chút sữa đậu trong nồi vào, khuấy cho tan hết men.
6. Đổ men vừa khuấy vào nồi sữa đậu, vừa đổ vừa ngoáy đều để men và sữa hòa tan hoàn toàn.
7. Chia ra từng hộp nhỏ để chuẩn bị ủ.
Nếu các bạn dùng máy ủ thì chia ra các cốc rồi cho vào máy và làm theo hướng dẫn. Ở đây mình ủ bằng nồi cơm điện cũ, cho vào nồi 1 ít nước nóng ấm khoảng 65 – 70 độ C ( nước bằng ½ hôp sữa chua là được), xếp từng hộp sữa chua vào nồi và ủ trong 8-10h đến khi sữa đông chắc, nếm có vị chua dịu là được.
Sau khi ủ xong thì bỏ sữa chua đậu nành ra và cất tủ lạnh.
Tránh để bên ngoài nhiệt độ phòng lâu khiến sữa sẽ bị chua quá ăn mất ngon.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với sữa chua đậu nành!
Cách 3: Làm sữa chua từ bột đậu nành sống
Nguyên liệu cho 1 lít sữa chua:
- Bột đậu nành sống 60-65g
- Đường 50-70g
- Men (lacctobacillus) 20g
- Nước vừa đủ 1 lít.
Cách làm:
Hòa tan bột đậu nành sống trong nước ấm 30-35C rồi lọc qua vải phin mỏng.
Ðun dịch sữa 100C rồi để nguội 30-40C đánh men nhuyễn cho vào dịch sữa.
Ðổ sữa vào cốc sạch cho vào ủ ấm ở nhiệt độ 40-50C trong 2 giờ (Nếu không có tủ ấm có thể ngâm cốc sữa vào nước ấm hoặc ủ ấm 40C). Khi mặt sữa đông mịn đều là được. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.
Sữa chua đậu nành có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy.
Cách 4:
Nguyên liệu:
Đậu nành 250(tỉ lệ 1 đậu /8 nước)
Mè trắng 25 g (tỉ lệ 1/10 đậu)
Lá dứa: nửa bó
Nước: 2lít.
Cách làm:
– Đậu nành ngâm nước khoảng 8 – 10 giờ, rửa sạch, để ráo
– Mè rửa sạch, để ráo. Lá dứa rửa sạch để ráo, cột lại thành bó
– Đậu nành đã rửa sạch, xay từng ít một với lượng nước vừa đủ cho máy hoạt động được, xay nát cho đến khi hết lượng đậu và lượng nước
– Cho đậu nành vừa xay lên bếp nấu cho đến khi sờ vào thấy nóng tay là được. Tắt bếp, để khoảng 15- 30 phút
– Cho đậu vừa nấu vào túi vải nhồi và vắt lọc lấy phần nước
– Cho sữa đậu nành vừa vắt vào nồi cùng với bó lá dứa, đun sữa vừa sôi, hạ nhỏ lửa cho sữa không bị trào ra ngoài. Nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp, vớt bọt, bỏ xác lá dứa.
– Có thể uống sữa nóng hoặc để nguội chiết vào chai đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Tuỳ theo ý thích uống ngọt hay nhạt của mỗi người mà cho thêm đường nhiều hay ít.
Yêu cầu: Sữa có màu trắng đục nhưng không vàng. Sữa có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa nhưng vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của đậu nành.
Lưu ý: Không được dùng chung sữa đậu nành với trứng gà bởi abumin có tính nhờn dính trong trứng gà rất dễ kết hợp với men phân giải protein đậu tương (nguyên liệu để làm sữa đậu nành) khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.
(ST)