CÁCH LÀM BÁNH ĂN DẶM CHO BÉ YÊU ĂN NGON
Với trẻ nhỏ ngoài các bữa ăn chính còn cần thêm đồ ăn dặm để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất. Hãy cùng tham khảo công thức làm 2 loại bánh ăn dạm cho bé sau để có món bánh ăn dặm vừa ngon vừa nhiều dưỡng chất cho bé yêu nhanh lớn nhé!
Hướng dẫn cách làm bánh flan cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- 60g đường phèn bột.
- Nếu không thì thay thế bằng đường xay hoặc đường cát đều được.
- Nếu sợ ngọt có thể giảm xuống còn 50g.
- 8 lòng đỏ trứng gà
- 500ml sữa công thức pha với nước nóng (hơi bị mất chất nhưng đằng nào cũng vậy)
- 20g bột năng
- chút vani để khỏi tanh mùi trứng. Dùng tinh chất vani vanilla extract chứ đừng dùng vanilla bột bán ngoài chợ nhé
Cách làm:
Bước 1: Đánh tan lòng đỏ với đường, bột năng. Pha sữa nóng rồi từ từ đổ vào hỗn hợp lòng đỏ, vừa đổ vừa khuấy để trứng và bột tan đều, thêm chút vanilla. Rây lại nếu cần vì hỗn hợp không có lòng trắng, không sợ bị lợn cợn đâu.
Bước 2: Chia nhỏ vào các lọ nhỏ/hộp nhỏ/khuôn. Bé ăn mỗi lần ít nên chia nhỏ ra hoặc nếu không làm vào hộp bánh flan bình thường.
Bước 3: Nướng cách thủy ở 160 độ C chừng 40~45p là bánh chín. Nếu không có lò nướng thì hấp cũng được.
Bước 4: Bánh để nguội, để ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn để nguội.
Cách 2: làm bánh sữa chua nước sốt quả
Chuẩn bị vật liệu (cho 1000g bánh):
- 4 quả trứng
- 200g sữa chưa (trắng)
- 140g đường
- 100 dầu thực vật
- 2 thìa canh nước cốt chanh
- 200g bột bánh
- 2 thìa cà phê bột nở
- 2 quả chanh tươi
- Sốt hoa quả (tuỳ thích):
- 2 cốc đường bột
Thực hiện:
Bước 1: Đập trứng vào máy xay, đánh tan trứng. Thêm sữa chua và trộn đều với trứng. Thêm đường rồi tiếp tục trộn. Cho dầu và cốt chanh vào, đánh đến khi hỗn hợp quện với nhau. (Trong trường hợp không sử dụng máy xay, có thể sử dụng dụng cụ đánh trứng và đánh kĩ hỗn hợp).
Bước 2: Rây bột bánh và bột nở vào hỗn hợp vừa trộn. Đánh kĩ cho đến khi mịn thì dừng.
Chuẩn bị sẵn khay bánh, cho bột vào khay và nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 40 phút.
Bước 3: Khi bánh có màu vàng cánh gián, kiểm tra bánh đã chín mềm. Tắt lò nướng, cho bánh ra ngoài, đợi bánh nguội rồi gỡ bánh ra đĩa. Có thể ăn ngay hoặc thêm sốt.
Bươc 4: Nếu thích thêm sốt hoa quả, chỉ cần trộn kĩ đường bột và nước hoa qua rồi rưới lên bánh khi bánh còn ấm là được. Sau khoảng 5 phút có thể dùng bánh với một ly nước chanh tươi sẽ rất tuyệt.
Tham khảo thêm cách chế biến thức ăn dặm khác cho bé
1. Cách làm bơ cho bé ăn dặm
+ Món bơ trộn sữa:
Bơ trộn với khoảng 200ml sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.
Các mẹ bổ quả bơ theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay xoay ngược hai nửa quả bơ cho đến khi thấy nó tách ra. Dùng thìa để xúc bỏ hạt hoặc dùng con dao sắc, ấn nhẹ vào hạt cho đến khi hạt quả bơ dính vào dao thì nhẹ nhàng nhấc hạt ra ngoài. Dùng thìa xúc thịt quả bơ.
Cho bơ vào xay cho đến khi bơ mịn. Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức hay ít nước lọc để bơ loãng. Với bé từ 10 tháng trở lên có thể ăn được bơ đặc thì chỉ cần dùng thìa miết nhẹ thịt quả bơ rồi quấy cho bơ mịn, thay vì xay nhuyễn.
+ Bơ và chuối:
Các mẹ có thể cho bé ăn bơ riêng hoặc kết hợp với chuối chín thành món giàu omega 3 và kali. Cách kết hợp với chuối rất đơn giản, chỉ cần cho chuối và bơ vào xay nhuyễn, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để làm loãng hỗn hợp này là bé có món ngon để tập ăn.
Để chọn được trái bơ ngon, chín tự nhiên, các mẹ hãy quan sát phần vỏ bơ xem có căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi không? Các mẹ đừng lấy những quả bơ đã mềm nhũn nhé vì dễ là quả bơ nẫu. Bơ ngon là khi ta bóp nhẹ thấy hơi mềm cầm chắc tay, không ọp. Nếu không, hãy thử bấm nhẹ vào cuống bơ, thấy hơi mềm thì chọn. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần.
Có một loại bơ khi chín phần hạt sẽ tách khỏi thịt, lắc nhẹ kêu lúc lắc, đó là bơ nâu. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng. Bơ dáng tròn thì hạt thường to nhưng ít xơ còn bơ dáng thuôn dài thì hạt nhỏ mà thịt lại dày nhưng sẽ có xơ. Nếu các mẹ muốn bé được thưởng thức những trái bơ thật béo, thật ngậy hãy lựa chọn những trái bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm điểm vàng. Muốn biết bơ non hay già, hãy nhìn phần cuống, cuống to thì quả bơ đó là non.
2. Lưu ý cách cho bé ăn dặm tốt nhất
Tập làm quen với thức ăn
Bạn và nhóc tì của bạn có rất nhiều thời gian để khám phá thế giới bếp núc và những món ăn tuyệt vời nhưng đừng nôn nóng. Hãy cho con ăn thật từ tốn, bắt đầu với lượng thức ăn rất ít và những thực phẩm dễ tiêu, sau đó mới tăng dần số lượng và chất lượng thức ăn.
Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ. Do vậy, tốt nhất bạn nên cho con ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có ba bữa chính lớn.
Mẹ nên cho bé tiếp tục bú sữa khi ăn dặm
Cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài trong suốt năm đầu đời. Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của bé trong suốt năm đầu đời vì vậy dù bạn đã tập cho bé ăn dặm thì vẫn nên tiếp tục cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé được cung cấp đầy đủ và cân bằng.
Chọn thức ăn phù hợp
Hãy quan sát để biết con bạn thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào để tìm ra thực đơn phù hợp nhất cho bé. Ngoài ra, bạn cũng phải xem các thành viên trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với loại thức ăn nào không và tránh không cho bé sử dụng, đề phòng bé cũng bị dị ứng với loại thức ăn đó do di truyền.
Chấp nhận sự lôi thôi của bé
Khi bé ăn dặm cũng là khi bạn thấy quần áo bé lúc nào cũng lem nhem với các loại nước sốt hay vụn thức ăn rớt xuống thậm chí văng ra cả sàn nhà. Do vậy, trong thời gian này bạn hãy sắm cho bé những bộ quần áo phù hợp để bé mặc mỗi khi ăn.
Mỗi tuần cho bé ăn thêm một loại thức ăn mới
Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.
Đừng lo lắng khi bé đi ngoài ra phân khác màu
Khi bạn cho bé ăn dặm bạn đã đưa vào ruột bé những loại thức ăn khác nhau do vậy đừng lo lắng nếu thấy phân của con có những màu sắc hay hình dạng khác thường. Thậm chí bạn sẽ thấy những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa được cũng sẽ ra ngoài theo phân của bé.
Lịch ăn dặm cho bé
Chừng nào bé bắt đầu hiểu dần về phương pháp ăn dặm thì bé sẽ ngày càng có hứng thú với các món ăn phong phú hơn (thông thường từ 6 đến 9 tháng tuổi). Bạn hãy bắt đầu chia lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho mỗi ngày của bé. Kể cả khi bé không thấy đói thì sẽ vẫn có một thói quen đối với lịch ăn đều đặn như vậy.
Bạn cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:
Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn
Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.
Mẹ nên cho bé ăn dặm thế nào?
Thực phẩm ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên bạn hãy lưu ý các món ăn của bé cần có những thành phần như sau:
Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của bạn sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên cho bé.
Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt: Có một số bác sĩ cho rằng nếu bạn cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau có thể tạo nên cho bé sở thích ăn ngọt lâu dài nhưng chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhận định đó. Vì thế có nên cho con ăn chuối trước khi ăn cà rốt là phụ thuộc hoàn toàn vào bạn .
Thực phẩm băm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này bạn có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền bạn hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm.
(ST)