CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG BỆNH THIẾU MÁU
Thiếu máu là căn bệnh đe dọa sức khỏe của nhiều người. Thiếu máu gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, hay bị ngất, mệt mỏi… làm giảm khả năng lao động mất tập trung trong công việc. Cùng cachlam.org tìm hiểu bệnh thiếu máu và cách phòng chống hiệu quả nhé.
1. Các loại thiếu máu
Thiếu máu do thiếu B12: Xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thụ vitamin B12
Thiếu máu do thiếu axit folic: không gây tổn thương đặc biệt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên có thể gây trầm cảm. Thường gặp ở thai phụ, người có hệ tiêu hóa kém hấp thụ chất dinh dưỡng, người uống rượu và người thiếu chất dinh dưỡng.
Thiếu máu do thiếu sắt: Do không đủ lượng sắt trong máu. Có thể do chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu.
Thiếu máu do bệnh mạn tính
Thiếu máu tan máu : Xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, do thuốc hoặc do di truyền.
Thiếu máu bất sản vô căn: Tủy xương không sản xuất ra tế bào máu mới.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm: là bệnh làm cho hồng cầu có hình liềm. Những hồng cầu bị thương tổn và phá hủy khi di chuyển trong hệ tuần hoàn. Hồng cầu bị biến dạng làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ, gây đau nghiêm trọng và những biến chứng khác.
Thalassemia: do sự bất thường của hồng cầu.
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây thiếu máu, có thể do thiếu sắt, thiếu vitamin, mất máu, cũng có thể là do tác dụng phụ của một sô loại thuốc, thiếu máu do phẫu thuật… Thiếu máu cũng còn do di truyền, nếu gia đình có người thân bị bệnh, bạn cũng có nguy cơ mắc phải.
- Chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng: thường xuyên thiếu sắt và các vitamin nhất là folat.
- Mất máu từ từ
- Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày hoặc ruột
- Một số thuốc tác động xấu đến việc sản xuất hồng cầu.
- Phá hủy các tế bào hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể do các vấn đề hệ thống miễn dịch)
- Bệnh mạn tính như bệnh thận mạn, ung thư, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp.
- Một số bệnh thiếu máu, như bệnh Thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Mang thai
- Vấn đề về tủy xương như bệnh bạch cầu, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.
- Nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng, phơi hóa chất độc.
- Chảy máu cấp tính trong chấn thương, xuất huyết nội tạng
3. Dấu hiệu và triệu chứng
Người thiếu máu có làn da xanh tái; môi, lợi, móng tay, bàn tay giảm sắc hồng; kết mạc và niêm mạc miệng trắng bệch. Người bệnh dễ tụt hơi, khó thở, có cảm giác đau lưỡi, buồn ngủ và mệt mỏi thường xuyên, có hiện tượng kiến bò râm ran và tê rần đầu ngón tay, chân; trí nhớ kém, không tập trung suy nghĩ được. Nếu nặng hơn tim đập nhanh, khó thở, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ăn kém rối loạn tiêu hóa. Các dấu hiệu và triệu chứng tăng lên khi bệnh tiến triển
4. Nhận biết
Nếu thường xuyên mệt mỏi hay cảm giác thiếu năng lượng để làm các việc hàng ngày ,bạn có nguy cơ bị thiếu máu.
Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Có thể khó nhận biết vì trường hợp thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng. Một số triệu chứng có thể đe dọa mạng sống như yếu mệt, chóng mặt, da xanh tái, đau đầu, tay chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp. Người bị thiếu máu có ít oxi trong máu. Vì thế, tim của họ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxi cho cơ thể.
5. Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Thực phẩm chứa sắt như thịt nạc đỏ, gan, cá, các loại đậu, rau lá xanh đậm; thực phẩm có vitamin B12 và axit folic như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.
Uống thêm thuốc bổ sung: bạn có thể uống viên thuốc săt. Nên uống thuốc trong và sau khi ăn, kèm với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt) để giúp hấp thu sắt. Nên uống theo dướng dẫn của bác sĩ vì uống quá liều có thể gây hại gan, tim và tuyến tụy.
Một số trường hợp bị thiếu máu do bệnh mạn tính cần uống thuốc trị bệnh để chữa bệnh gây thiếu máu.
Điều trị
Điều trị thiếu máu tùy thuộc nguyên nhân:
– Thiếu máu do thiếu sắt: cần bổ sung sắt.
-Thiếu máu do thiếu vitamin: Thiếu máu ác tính được điều trị tiêm vitamin B12. Thiếu máu thiếu acid folic sẽ được bổ sung acid folic.
-Thiếu máu ở bệnh mạn tính: Tập trung điều trị bệnh nền tiềm ẩn. Nếu các triệu chứng trở nặng thì truyền máu hay tiêm erythropoietin tổng hợpj.
-Thiếu máu bất sản: Truyền máu để tăng lượng hồng cầu, có thể cần ghép tủy xương hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
-Thiếu máu liên quan đến tủy xương: Điều trị từ thuốc đơn giản cho đến hóa trị liệu rồi đến ghép tủy xương.
Thiếu máu tế bào liềm: Dùng ôxy, thuốc giảm đau, các dịch uống và truyền tĩnh mạch để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Có thể truyền máu, bổ sung acid folic, thuốc kháng sinh, ghép tủy xương.
( ST)